1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nước mát thông dụng (Kỳ 1) pps

5 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 139,87 KB

Nội dung

Nước mát thông dụng (Kỳ 1) Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là glucoza, fructoza, rất ít saccaroza, ngoài ra còn có các acid malic, acid amin, các acid béo, vitamin C nhưng hàm lượng rất ít. Công dụng: Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. 1. NƯỚC DỪA (Cocos nucifera L.) Thành phần hóa học: Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là glucoza, fructoza, rất ít saccaroza, ngoài ra còn có các acid malic, acid amin, các acid béo, vitamin C nhưng hàm lượng rất ít. Công dụng: Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Cách dùng: Ngày uống 2 - 3 trái dừa để giải khát, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt. 2. RAU MÁ (Centella aciatica L.) Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm. Dùng tươi tốt hơn phơi khô. Thành phần hóa học: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glucerid của các acid: oleic, linolic, palmitic alcaloid hydrocotylin; chất đắng vallarin; glucozid asiaticozid, vitamin C. Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, tiêu chảy, táo bón,vàng da, đái rắt, đái buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Cách dùng: Ngày dùng 50 g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng uống tươi. 3. SẮN DÂY (Pueraria Thomsonii Benth.) Bộ phận dùng: Bột sắn hoặc rễ củ thái nhỏ phơi khô. Thành phần hóa học: Trong rễ củ có isoflavon: puerarin, daidzin, daidzein; tinh bột. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, sôi 15 phút, uống cả ngày. 4. MÍA LAU (Saccharum sinensis Roxb.) Bộ phận dùng: Nước ép tươi hoặc toàn cây mía tươi bỏ ngọn. Công dụng: Mía dùng chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, chữa nôn ọe. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một ly nước mía ướp lạnh. Hoặc dùng 100 g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày. 5. RỄ TRANH (Imperata Cylindrica P. Beauv) Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học: Thân rễ chứa glucoza, fructoza, acid hữu cơ. Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sốt nóng. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50 g rễ tranh + 50 g râu bắp. Nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày. 6. RÂU BẮP (Zea Mays L.) Bộ phận dùng: Râu bắp phơi khô. Thành phần hóa học: Râu bắp chứa muối kali. Công dụng: Thuốc lợi tiểu dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50 g râu bắp nấu với 2 lít nước, sôi 15 phút. Uống cả ngày. 7. MÃ ĐỀ (Plantago Major L.) Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ. Dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học: Lá có aucubin, acid oleanolic, chất nhầy, tanin, saponin, tinh dầu, vitamin A, C và K, acid citric, muối kali. Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ. Cách dùng: Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g. Ngày 2 lần. Hoặc nấu uống. 8. RÂU MÈO (Orthosiphon aristatus (Blume) Mig.) Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Thành phần hóa học: Toàn cây chứa glucozid đắng orthosiphonin- saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali. Công dụng: Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật. Cách dùng: Tốt nhất là dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50 g lá khô cho vào 2 lít nước sôi. Uống cả ngày. . Nước mát thông dụng (Kỳ 1) Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ yếu là glucoza, fructoza, rất ít. béo, vitamin C nhưng hàm lượng rất ít. Công dụng: Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. 1. NƯỚC DỪA (Cocos nucifera L.) Thành phần hóa học: Nước dừa là một dung dịch đẳng trương gồm chủ. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước,

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:20