1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 1) pps

5 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 135,7 KB

Nội dung

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 1) I. KỸ THUẬT CHÂM A. ĐỊNH NGHĨA CHÂM Châm là dùng kim châm vào những điểm trên cơ thể gọi là huyệt, nhằm mục đích phòng và trị bệnh. B. SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI KIM CHÂM Thời thượng cổ người xưa đã dùng đá mài nhọn để châm (biếm thạch). Sau đó cùng với sự phát triển, vật liệu để châm không ngừng thay đổi, từ đá mài đến đồng, sắt, vàng, bạc và ngày nay là thép không gỉ. Sách Linh khu đã ghi lại 9 loại kim có hình dáng, kích thước và cách dùng khác nhau. Chín loại kim cổ ấy là: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm. Ngày nay, trong châm cứu ta thường dùng 5 loại kim chính gồm: - Kim nhỏ (hào châm): hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Đây là loại kim thường được dùng nhất hiện nay. - Kim dài (trường châm): hình dáng giống như trường châm cổ nhưng ngắn hơn, thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu (ở mông). - Kim ba cạnh: tương tự như kim phong châm cổ. Kim có 3 cạnh sắc, dùng châm nông ngoài da và làm chảy máu. - Kim cài loa tai (nhĩ hoàn): là loại kim mới chế tạo, dùng để găm vào da và lưu lâu ở loa tai. - Kim hoa mai: cũng là một loại kim mới, dùng để gõ trên mặt da. C. NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý KHI CHÂM CỨU 1. Thái độ của thầy thuốc: - Cũng như trong các phương pháp điều trị khác, thái độ của thầy thuốc trong châm cứu rất quan trọng. - Cần phải tranh thủ được lòng tin của bệnh nhân: lòng tin là một yếu tố tâm lý quan trọng sẽ đóng góp tích cực vào quá trình chữa bệnh và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. + Thầy thuốc cần lưu ý: sự hòa nhã, nghiêm túc, vui vẻ, coi trọng người bệnh cùng với thao tác châm thuần thục sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và do đó bệnh nhân sẽ hợp tác tốt với thầy thuốc trong việc chữa bệnh. + Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm, tạo điều kiện tốt cho châm cứu phát huy tác dụng của nó. 2. Tư thế bệnh nhân: Chọn tư thế bệnh nhân đúng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình châm. Các nguyên tắc khi chọn tư thế người bệnh: - Chọn tư thế sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất. - Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (vì nếu không thoải mái, người bệnh sẽ phải thay đổi tư thế làm cong kim, gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo trái chiều). . KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 1) I. KỸ THUẬT CHÂM A. ĐỊNH NGHĨA CHÂM Châm là dùng kim châm vào những điểm trên cơ thể gọi là huyệt, nhằm mục đích phòng và trị bệnh. B thước và cách dùng khác nhau. Chín loại kim cổ ấy là: Sàm châm, Viên châm, Đề châm, Phong châm, Phi châm, Viên lợi châm, Hào châm, Trường châm và Đại châm. Ngày nay, trong châm cứu ta. KIM CHÂM Thời thượng cổ người xưa đã dùng đá mài nhọn để châm (biếm thạch). Sau đó cùng với sự phát triển, vật liệu để châm không ngừng thay đổi, từ đá mài đến đồng, sắt, vàng, bạc và ngày

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN