Nhiều câu chuyện đã ghi lại hoạt động của Bác đối với đồng bào các giới,đã để lại hình ảnh sâu sắc có tính giáo dục đậm nét văn học , Sau đây là một câu chuyện nhỏ mà tôi đã đọc được , t
Trang 1Con tim của triệu triệu người Việt Nam, từ khi Người còn sống cho đến nay - sau 40 năm Người không còn nữa - vẫn dành trọn vẹn cho Người tình yêu thương, lòng kính
trọng và ngưỡng mộ sâu sắc nhất
Nhiều câu chuyện đã ghi lại hoạt động của Bác đối với đồng bào các giới,đã để lại hình ảnh sâu sắc có tính giáo dục đậm nét văn học , Sau đây là một câu chuyện nhỏ
mà tôi đã đọc được , tuy thời gian đã 1-2 năm nhưng mỗi khi nhớ lại làm cho bản thân mình tự thấu hiểu thêm lời dạy của Bác Sau đây là câu chuyện mà tôi muốn giới thiệu với mọi người :
Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những ngày trước 19-12-1946 (ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp), Bác Hồ đã cùng đại tướng đi thanh sát tình hình chuẩn bị bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Lúc đó, Bác hỏi đại tướng: “Liệu giữ được bao lâu?” Vị tổng chỉ huy tự tin trả lời:
“Quyết tâm giữ được hơn một tháng” Bác ân cần nhắc nhở: “Quyết tâm chưa đủ
Phải tín tâm thì mới đồng tâm được”
Có ba từ ngữ trong lời dạy đó: quyết tâm, tín tâm và đồng tâm Ngẫm suy từ thực
tiễn, ta nghiệm thấy làm một việc gì cũng cần ba yếu tố thuộc về TÂM: “Quyết tâm” thể hiện sự bền lòng và kiên định “Tín tâm” vừa là quyết tâm của mình, vừa cảm hóa
và thuyết phục được người khác cùng tin vào sự quyết tâm đó “Đồng tâm” là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa quyết tâm và tín tâm, tạo nên sự đồng lòng và đồng thuận của người khác
Trong ba yếu tố trên đây, “tín tâm” là then chốt Điều đó không chỉ cần cho mỗi cá
nhân, còn rất cần thiết đối với mỗi đơn vị, tổ chức làm công vụ Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp hay một cơ quan công quyền mà thiếu “tín tâm” thì những điều tệ hại gì sẽ xảy ra?
Làm sao để có được “tín tâm”?
Thông thường ta thấy “quyết tâm” thì dễ nói, dù chưa dễ thực hiện Nhưng “tín tâm” thì khó nói, lại càng khó làm Luôn luôn kiên trì được sự tín tâm càng vô cùng khó Tuy vậy, các nhà cải cách và những người thành đạt xưa nay làm được, vì họ có nghĩa khí của sự tín tâm
Người dân thường mà biết trọng nghĩa và có tấm lòng trượng phu cũng làm được những việc tín tâm Ví như nhiều em học sinh thường xuyên cõng bạn bại liệt đến trường, những người dưng ra tay cứu nạn nhân bị hại bởi bọn cướp đường, những tình nguyện viên đến những nơi gian khó để giúp người và làm lợi cho xã hội Ngẫm suy như vậy mới thấy lời dạy nào của Bác cũng rất sâu sắc, ứng dụng được cho cả đại chúng Về mặt khoa học, “tín tâm” là một lời dạy rất thâm nho, giàu chất tâm lý, lại sáng đậm nét nhân văn Với thời hội nhập, lời dạy đó càng có ý nghĩa thời thượng và có giá trị vĩnh cửu
Áp dụng lời dạy “tín tâm” trong đời thường và trong công vụ, lâu nay có nhiều học trò của Bác và cả người dân bình thường đã làm Họ làm ở những góc độ khác nhau,
Trang 2công việc khác nhau, nhưng cùng chung một giá trị: cảm hóa lòng người từ công tâm, lay động lương tri từ việc thiện Ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, một số doanh nhân thà chịu thiệt; một số công ty hoặc đại lý vật liệu xây dựng (nhất là ximăng, tôn lợp ) quyết giữ nguyên giá bán trong vùng bị hỏa hoạn hay bị bão lụt
+ Trong ngành giáo dục chúng ta thì cần phải áp dụng nhiều hơn bằng cách tận tuỵ với mỗi tiết dạy , với mỗi trường hợp bài dạy phức tạp cần tìm ra phương pháp dạy hợp lí , sát trình độ học sinh