1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề + đáp án HKII -lí 8

3 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS TT TRẦN VĂN THỜI ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009-2010 TỔ: TOÁN - LÝ - CÔNG NGHỆ Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề). PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Mỗi bài tập có bốn câu trả lời A,B,C,D. Hãy đọc kỹ các câu trả lời rồi ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . 1/ Hai dạng của cơ năng là : A. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi B. Thế năng và động năng C. Động năng và thế năng hấp dẫn D. Động năng và thế năng đàn hồi 2/ Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn. 3/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nhôm tăng nhiệt độ từ 30 0 C đến 80 0 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K. A. Q = 440 000(J). B. Q = 441 000(J). C. Q = 442 000(J). D. Q = 443 000(J). 4/ Làm thế nào để giảm vận tốc chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật? A. Tăng thể tích của vật. B. Nén vật. C. Làm lạnh vật. D. Làm nóng vật. 5/Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là : A. Thế năng B. Động năng C. Thế năng hấp dẫn D. Thế năng đàn hồi 6/ Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm là : A. Luôn chuyển động B. Có khoảng cách với nhau C. Không chuyển động D. Cả A, B đều đúng. 7/ Thí nghiệm Bơ-rao chứng tỏ rằng : A. Các nguyên tử, phân tử có khoảng cách B. Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động C. Hiện tượng khuếch tán xảy ra D. Cả A, B, C đều đúng. 8/ Hiện tượng khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ vì : A. Phân tử chuyển động B. Chuyển động phân tử phụ thuộc nhiệt độ C. Giữa các phân tử có khoảng cách D. Cả A, B, C đều đúng. 9/ Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng: A. Cơ năng sang nhiệt năng. B. Nhiệt năng sang cơ năng. C. Động năng thành thế năng. D. Thế năng thành động năng. 10/ Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn cách nào không đúng: A. Đất - thủy tinh - gỗ - len. B. Đồng - nước - len - không khí. C. Bạc - thép - nước đá - nước. D. Không khí - nước - dầu - nhôm. 11/ Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chủ yếu không liên quan đến bức xạ nhiệt? A. Sản xuất muối. B. Tạo ra pin mặt trời. C. Chơi đèn kéo quân. D. Ta cảm thấy nóng khi ngồi gần bóng đền điện. 12/ một vật có khối lượng m(Kg) khi nhận thêm một nhiệt lượng Q(J) thì nhệt độ tăng từ t 1 ( 0 C) đến t 2 ( 0 C). Tính nhiệt dung riêng của vật nói trên. A. ( ) 12 ttm Q C − = B. ( ) Q ttm C 12 − = C. ( ) 21 ttm Q C − = D. ( ) Q ttm C 21 − = PHẦN II - TỰ LUẬN: (7điểm) 13/ Hãy phát biểu ba nội dung của nguyên lí truyền nhiệt? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? 14/ Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết điều gì? nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K có nghĩa là gì? 15/ Bằng các kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao mọi vật dù lớn hay nhỏ, dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng? 16/ Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15Kg được đun nóng tới 100 0 C vào một cốc nước ở 20 0 C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 25 0 C. Tính khối lượng của nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 880J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường. HẾT ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM VẬT LÍ 8 PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: (3điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B C A C D D B B A D C A Đúng mỗi câu được 0,25 điểm PHẦN II - TỰ LUẬN: (7điểm) 13/ * Ba nội dung của nguyên lý truyền nhiêt: Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt cho nhau thì: - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào. * Công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên: 14/ - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần cung cấp để 1Kg chất đó nóng lên thêm 1 0 C hoặc 1K - Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1Kg đồng nóng lên thêm 1 0 C thì cần cung cấp cho đồng một nhiệt lượng là 380J. (1điểm) 15/ Như ta đã biết mọi vật dù lớn hay nhỏ, dù nóng hay lạnh đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. Mà các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Cho nên các nguyên tử, phân tử luôn luôn có động năng. Mặt khác nhiệt năng là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. Vậy mọi vật dù lớn hay nhỏ, dù nóng hay lạnh đều có nhiệt năng. (1.5điểm) 16/ (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tuyệt đối) Q = m.C.∆t Trong đó: Q: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên (J) m: Khối lượng của vật (Kg) C: Đại lượng đặc trưng cho dất cấu tạo nên vật gọi là nhiệt dung riêng của vật (J/Kg.K) ∆t = t 2 - t 1 : Độ tăng nhiệt độ của vật ( 0 C hoặc K) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) T óm t ắt : m 1 = 0,15kg c 1 = 880J/kg.độ. t 1 = 100 o C t = 25 o C c 2 = 4 200J/kg.độ t 2 = 20 o C m 2 = ? Giải: Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100 0 C xuống còn 25 0 C là: Q 1 = m 1 .C 1 .(t 1 – t) = 0,15.880.(100-25) = 9 900 (J) (1điểm) Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20 0 C lên 25 0 C là: Q 2 = m 2 .C 2 .(t – t 2 ) (0,25 điểm) Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q 1 = Q 2 Khối lượng của nước trong cốc là: m 2 .C 2 .(t – t 2 ) = 9 900 J ( ) ( ) Kg ttC m 47,0 20254200 9900 )( 9900 22 2 = − = − =⇒ (1điểm) Đáp số: m 2 = 0,47 Kg (0,25điểm) I. MỤC TIÊU: - Giúp Hs hệ thống lại các kiến thức về: Công - Công suất - cơ năng; Cấu tạo chất - nhiệt năng; Sự truyền nhiệt; Công thức nhiệt - Phương trình cân bằng - Kiểm tra đánh giá Hs theo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản và giải thích một số hiện tượng đơn giản xảy ra trong đời sống. - Vận dụng làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ Nội dung kiểm tra Cấp độ nhận thức Tổng cộng Nhận biết thông hiểu Vận dụng Công - Công suất - cơ năng 1(0,25đ); 5(0,25đ) 2 câu ( 0,5đ) 5% Cấu tạo chất - nhiệt năng 6 (0,25đ); 7(0,25đ) 4 (0,25đ); 8(0,25đ); 9(0,25đ); 15(1,5đ) 6 câu (2,75đ) 27,5% Sự truyền nhiệt 2(0,25đ) 10(0,25đ); 1(0,25đ) 3 câu (0,75đ) 7,5% Công thức nhiệt - Phương trình cân bằng 13(1,5đ); 14(0,5đ) 14 (1đ) 3(0,25đ);12(0,25); 16(2,5đ) 5 câu (6đ) 60% Tổng cộng 3,25đ (32,5%) 3,75đ (37,5%) 3đ (30%) 10đ (100%) . nước đều bằng 25 0 C. Tính khối lượng của nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 88 0J/Kg.K và 4200J/Kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường. HẾT ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN. B đều đúng. 7/ Thí nghiệm Bơ-rao chứng tỏ rằng : A. Các nguyên tử, phân tử có khoảng cách B. Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động C. Hiện tượng khuếch tán xảy ra D. Cả A, B, C đều đúng. 8/ . TRƯỜNG THCS TT TRẦN VĂN THỜI ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009-2010 TỔ: TOÁN - LÝ - CÔNG NGHỆ Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) . PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Mỗi

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w