1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Trồng Cây nho doc

4 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 129,3 KB

Nội dung

Trồng Cây nho Nho được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Diện tích trồng nho trên thế giới lên đến trên 10 triệu hecta. Sản lượng nho hàng năm của thế giới là trên 60 triệu tấn quả. Năng suất nho bình quân của thế giới là 6 tấn/ha quả. Những nơi thâm canh có thể đạt 8-9 tấn quả trên 1 hecta. Nho đòi hỏi khí hậu nóng và hơi khô. Tuy vậy, nho cần được đảm bảo đủ nước để phát triển. Vì vậy, nho cần được tưới nước đầy đủ, nhất là trong thời kỳ ra hoa, kết quả. Ở Việt Nam, nho được trồng nhiều và tập trung ở vùng Nha Hố, Ninh Thuận. Ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có trồng nhưng chỉ trổng lẻ tẻ ở một số hộ nông dân. Chúng ta đã có những cố gắng để mở rộng vùng trồng nho, những kết quả mong muốn. Các giống nho hiện đang trồng ở nước ta là những giống nho nhập nội từ Thái Lan, Pháp và một số nước khác. Trồng nho cần chú ý làm giàn cho cây leo. Giàn có thể cấu tạo dưới dạng hàng Rào hoặc giàn phẳng đặt trên các cọc chống. Trong điều kiện khí hậu ẩm của nước ta trong điều kiện thời tiết có nhiều mây vào mùa hè ở tước ta. Yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho nghề trồng nho ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới là sâu bệnh hại. Nho là loài cây trồng bị nhiều loài sâu bệnh gậy hại. Đặc biệt có những loại sâu nguy hiểm như mốc sương (do nấm Plasmopara Viticola). B. et de T.), phấn trắng (do nấm Uncinula necator Burn), thối rễ (do nấm Bornetina ( oriunl Mang. et Via la), các bệnh đốm lá (do các loài nấm Cercospora và Mycosphaeralla các vết sẹo (do nấm Septoria ampolina B. et C.) và một số loài Khác. Nho trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới còn bị một số loài nấm gây bệnh gỉ sắt mà ở các nước ôn đới hầu như không gặp: các loài nấm gỉ sắt thường gặp là Kuehneola vitis Syd., Phakopsora vitis Syd, Phakopsora cronartii formis Diet. Ngoài các loại bệnh ra, nho còn bị một số sâu và động vật gây hại như: ốc sên ăn lá và chùm quả, bọ cánh cứng ăn mầm và lá - sâu non bọ này ăn rễ, sâu non bướm ánh bạc ăn lá, mầm, rệp sáp hút nhựa. Vì vậy, để trồng nho đạt được hiệu quả kinh tế yêu cầu quan tâm đầy đủ đến công tác phòng trừ sâu bệnh. Trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho nho, yếu tố có ý nghĩa quyết định là vệ sinh vườn nho. Sau mỗi vụ thu hoạch nho xong, cần tiến hành cắt cành, thu dọn cành, lá, quả rụng đem chôn sâu xuống đất hoặc đưa ra xa khỏi vuờn Cần tiến hành quét vôi gốc nho vào mùa đông Thường xuyên theo dõi phát sinh và diễn biến của sâu bệnh trong vườn nho. Định kỳ tiến hành vặt lá bị bệnh, bắt nhặt sâu. Khi sâu bệnh xuất hiện vượt quá ngưỡng kinh tế cần kịp thời tiến hành các biện pháp diệt trừ. Trường hợp phải phun thuốc cần đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng quy cách kỹ thuật, đúng thời gian và vị trí. . Trồng Cây nho Nho được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Diện tích trồng nho trên thế giới lên đến trên 10 triệu hecta. Sản lượng nho hàng năm của thế giới là. rộng vùng trồng nho, những kết quả mong muốn. Các giống nho hiện đang trồng ở nước ta là những giống nho nhập nội từ Thái Lan, Pháp và một số nước khác. Trồng nho cần chú ý làm giàn cho cây leo hè ở tước ta. Yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho nghề trồng nho ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới là sâu bệnh hại. Nho là loài cây trồng bị nhiều loài sâu bệnh gậy hại. Đặc biệt có những

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN