GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LÚA DƯỠNG CHÉT LÚA TÁI SINH Lúa tái sinh đã du nhập vào tỉnh Vĩnh Long trên một thập niên. Kỹ thuật canh tác lúa tái sinh phát triển mạnh ở huyện Tam Bình vào những năm 1990, 2000 cho tới nay, kỹ thuật canh tác này đã gắn bó mặn mà với nông dân. Diễn biến lúa tái sinh từ năm 2003 - 2005 ở huyện như sau: Năm 2003 2004 2005 Ghi chú Diện tích lúa canh tác trong năm (ha) 15.861 15.501 14.433 Diện tích lúa tái sinh (ha) 10.861 10.960 10.580 Tỷ lệ lúa tái sinh (%) 68 70,7 73,3 Năng suất lúa tái sinh (tấn/ha) 3,5 3 3 Năng suất lúa sạ lạ (tấn/ha) 4 3,5 4,2 Năng suất có chiều hướng giảm Các nhà chuyên môn thừa nhận lúa tái sinh là một tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa và khẳng định kỹ thuật canh tác nầy là giải pháp tình thế (kỹ thuật canh tác lúa tái sinh chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định). Thật vậy trước đây bờ vùng, bờ bao đất trồng lúa chưa hoàn chỉnh, gạo xuất khẩu ít bị cạnh tranh về phẩm chất. Vì vậy, nông dân áp dụng phương pháp canh tác lúa dưỡng chét để rút ngắn thời gian thu hoạch tránh lũ về gây tổn thất năng suất và sản lượng. Trước đây, lúa dưỡng chét thu hoạch sớm hơn lúa sạ lại khoảng 7-14 ngày (thời gian này tùy thuộc vào kỹ thuật cắt rạ và bón phân), hiện nay thời gian thu hoạch của lúa tái sinh chênh lệch 3-5 ngày so với lúa sạ lại không đáng kể cho một vụ sản xuất. Xin khẳng định một lần nữa trong những năm gần đây lúa tái sinh đã bộc lộ những khiếm khuyết cơ bản: phẩm chất hạt gạo không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, là nơi cư trú, lưu tồn của nhiều mầm dịch bệnh hại cây lúa…Hàng năm huyện thiếu một lượng lớn giống lúa tốt (giống lúa xác nhận) cho vụ Đông Xuân vụ mùa chính trong năm (lúa dưỡng chét không để giống được). Hiện nay, các công trình thủy lợi đã phục vụ tương đối tốt cho sản xuất nông nghiệp, nhu cầu xuất khẩu gạo cạnh tranh, khốc liệt về chất lượng và phẩm chất… sản phẩm của lúa dưỡng chét (LDC) không đáp ứng vì vậy vai trò của LDC đã kết thúc trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi phải có một cơ cấu sản xuất khác phù hợp. Ngày 2 tháng 12 năm 2005 Ủy Ban Nhân Dân huyện Tam Bình tổ chức hội thảo về LDC. Thành phần gồm lãnh đạo huyện Ủy, Ủy ban, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Hội Nông dân cùng sở Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống và các ban, ngành huyện thị. Hội thảo đã thẳng thắng trình bày quan điểm của mình về sự tồn tại của LDC hiện nay. Đa số đại biểu thống nhất LDC có hiệu quả ở một số ít diện tích đất triền nhưng lưu tồn mầm dịch bệnh rất nguy hiểm cho lúa ở các vụ sau. Lãnh đạo hội nghị đã kết luận: vận động nông dân không trồng LDC và chỉ đạo các biện pháp khắc phục, cán bộ, công nhân viên chức và gia đình gương mẫu không trồng LDC; các ban ngành đoàn thể vận động nông dân chấp hành ý kiến kết luận của lãnh đạo hội nghị; xã qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp thích hợp cho từng ô, thửa ở địa phương mình theo qui hoạch của huyện đã công bố, chẳng hạn vùng đất gò sản xuất 2 lúa -1 màu, vùng đất cao trung bình cơ cấu 3 vụ lúa chất lượng cao (vụ Thu Đông sạ lại để đủ lúa giống phục vụ trồng lúa Đông Xuân), vùng đất trũng vụ Thu Đông nuôi cá hoặc tôm. Trong quá trình sản xuất nếu thiếu vốn xã lập dự án vay vốn ngân hàng để mô hình đạt hiệu quả. Mong rằng bà con nông dân cần nghiên cứu kỹ và chấp hành tốt ý kiến kết luận của lãnh đạo hội nghị không nên trồng lúa dưỡng chét vụ Thu Đông mà sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu khác phù hợp hơn để nâng cao đời sống, nông thôn tiến bộ và phát triển bền vững. . GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LÚA DƯỠNG CHÉT LÚA TÁI SINH Lúa tái sinh đã du nhập vào tỉnh Vĩnh Long trên một thập niên. Kỹ thuật canh tác lúa tái sinh phát triển mạnh ở. lệ lúa tái sinh (%) 68 70,7 73,3 Năng suất lúa tái sinh (tấn/ha) 3,5 3 3 Năng suất lúa sạ lạ (tấn/ha) 4 3,5 4,2 Năng suất có chiều hướng giảm Các nhà chuyên môn thừa nhận lúa tái. Diễn biến lúa tái sinh từ năm 2003 - 2005 ở huyện như sau: Năm 2003 2004 2005 Ghi chú Diện tích lúa canh tác trong năm (ha) 15.861 15.501 14.433 Diện tích lúa tái sinh (ha) 10.861