Kinh nghiệm trồng chuối tây cho hiệu quả cao Toàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên có 200 ha chuối tây, hàng năm cho doanh thu 16-17 tỷ đồng. Chuối ở đây thuộc loại "mã lụa", chất lượng ngon nổi tiếng. Tiếng lành đồn xa, bà con nông dân không phải đi bán xa. Vào mùa thu hoạch, tư thương đến tận vườn thu mua gom, hoặc đưa đến chợ Đông Tảo trong huyện, nơi đầu mối trung chuyển chuối đi tiêu thụ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và sang tận nước bạn Trung Quốc. Để trồng chuối tây hiệu quả cao, bà con nông dân ở đây có rất nhiều cách làm sáng tạo. Ngay từ khâu chọn đất trồng, cần chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh, 3-4 vụ liền kề ở trước đó không trồng chuối các loại, tốt nhất đã thâm canh cây trồng nước hoặc các cây rau màu khác. Như vậy, cơ bản hạn chế được bệnh chuối rụt do virut gây ra (nhiều nơi gọi là bệnh chuối nhậy), đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, đến nay chưa có thuốc trừ đặc hiệu. Nếu bị bệnh cần đào bỏ cả cây xử lý vôi bột vào hốc. Chọn giống trồng phải chọn cây con từ vườn chuối không có cây bị nhậy, loại chuối thấp cây, quả ngon, mã lụa (quả to, nây đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả khi già có màu xanh phớt trắng). Để kiểm tra cây giống có bị nhậy hay không: dùng dao sắc khoanh hớt 1/4 thân ngầm ở dưới, nếu thấy thân màu trắng tinh là cây không bị nhậy, nếu trong thân có các vòng vàng, trắng đan xen là cây bị nhậy, loại bỏ ngay, không dùng làm giống. Cây giống trước khi trồng cần làm vệ sinh: cắt bớt lá, bớt rễ, nhúng phần thân ngầm vào dung dịch Padan 95 SP 15%, nhằm loại bỏ một số sâu bệnh còn ký sinh trong cây. Ruộng trồng cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, lên luống rộng: 3,0 - 3,5m, cao: 30-40 cm. Đào hố trồng giữa luống cây x cây = 1,4 - 1,3m, mật độ trồng 2500 - 2700 cây/ha. Bón phân trực tiếp vào hố, liều lượng (tính cho ha) như sau: phân chuồng hoai mục: 12 - 15 tấn, tro bếp: 4 = 6 tấn, supe lân + vôi bột mỗi loại 1,0 - 1,2 tấn (tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoai, các loại đạm hóa học, cũng như nước tiểu chăm bón cho chuối, vì cây dễ bị nhậy). Thời vụ trồng trong tháng 7, đảm bảo thu hoạch trong mùa hè, kết thúc trước mùa mưa bão. Trồng nông, ngập 2/3 thân ngầm, duy trì độ ẩm thường xuyên cho ruộng chuối. Để tăng thu nhập, giảm công xới xáo, làm cỏ, bổ sung thêm một lượng phân đáng kể cho cây chuối, giảm chi phí đầu tư Nên trồng xen đậu tương (vụ Hè-Thu). Muốn chuối trỗ đều, tập trung, sau trồng 7-8 tháng (khoảng tháng 2 năm sau khi lập xuân) cần đốn chuối, đốn lửng: Dùng dao sắc cắt bỏ phần thân ngọn trên mặt đất cách gốc 40-70cm tùy theo cây to khỏe thì đốn sâu, cây nhỏ yếu đốn nông. Đồng thời, trong khoảng thời gian này loại bỏ tất cả các cây con mọc xung quanh cây mẹ, rắc vôi bột vào gốc, nhằm tập trung dinh dưỡng cho nuôi cây mẹ và tiếp tục trồng xen vụ đậu tương thứ 2 (Xuân-Hè). Sau mỗi vụ thu hoạch đậu tương kết hợp rắc vôi bột, vun đất vào gốc, phòng nấm bệnh giữa cho chắc cây, tận dụng nguồn đạm từ rễ đậu tương tồn dư trong đất, giảm chi phí đầu tư. Bón thúc cho chuối 2 lần: Lần 1: Sau trồng 10-11 tháng. Lần 2: Khi chuối sắp trỗ. Mỗi lần 1.200-1.500kg supe lân/ha. Nếu vườn chuối vẫn xấu, sinh trưởng kém, cây còi cọc cần tưới bổ sung hỗn hợp nước supe lân ngâm ủ kỹ với đậu tương nghiền nhỏ Với cách làm này, theo tính toán của bà con nông dân huyện Khoái Châu, trồng chuối hiệu quả gấp 5-7 lần so với trồng lúa trên cùng chân ruộng. Chỉ riêng trồng xen 2 vụ đậu tương thâm canh tốt cho thu hoạch trên 5 tấn/ha; riêng chuối quả cho thu nhập 80-85 triệu đồng/ha. . Kinh nghiệm trồng chuối tây cho hiệu quả cao Toàn huyện Khoái Châu - Hưng Yên có 200 ha chuối tây, hàng năm cho doanh thu 16-17 tỷ đồng. Chuối ở đây thuộc loại "mã. Khoái Châu, trồng chuối hiệu quả gấp 5-7 lần so với trồng lúa trên cùng chân ruộng. Chỉ riêng trồng xen 2 vụ đậu tương thâm canh tốt cho thu hoạch trên 5 tấn/ha; riêng chuối quả cho thu nhập. Tảo trong huyện, nơi đầu mối trung chuyển chuối đi tiêu thụ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và sang tận nước bạn Trung Quốc. Để trồng chuối tây hiệu quả cao, bà con nông dân ở đây có rất nhiều