Làm sao để “sếp” mới lãnh đạo thành công? Từ một nhân viên thường, bạn được thăng chức và trở thành một nhân vật quan trọng trong công ty. Bạn cảm thấy không dễ dàng thích ứng với sự thay đổi này và băn khoăn tìm cách để mọi người “đồng lòng đồng sức” hướng đến mục tiêu chung. Bạn tự hỏi không biết một nhà lãnh đạo mới phải làm gì khi vừa nhậm chức? 1. Thống nhất tư tưởng Bạn là sếp mới, và cấp dưới của bạn chưa quen lắm với việc này. Thậm chí có nhiều người đã từng là đồng nghiệp, bạn bè hay đối thủ của bạn, họ sẽ không dễ dàng làm theo những điều bạn muốn. Vì thế, đừng lấy uy quyền để áp đặt ý kiến của người khác. Hãy lắng nghe nhiều hơn để tạo dựng niềm tin cho mọi người và để thu thập kinh nghiệm lãnh đạo cho chính bạn. Hãy nhớ rằng ở vị trí mới này, bạn sẽ phải giải quyết các tranh luận thường xuyên hơn. Vì vậy bạn cần phải thu hút mọi thành viên trở lại vấn đề chính và tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề. Ai đúng ai sai trong tranh luận không quan trọng. Điều quan trọng là bạn có thể hướng tất cả các thành viên tìm được lối đi chung cho vấn đề đang khúc mắc. 2. Tạo dựng phong cách lãnh đạo Thật khó để thay đổi toàn bộ lề lối làm việc đã được thiết lập trong một thời gian dài. Vì thế, trước khi có ý định thay đổi phong cách lãnh đạo, bạn nên tìm hiểu xem những bậc “tiền bối” đã quản lý công việc như thế nào, phân tích ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo này trước khi đưa ra quyết định nên thực hiện “cải cách” ở công đoạn nào. Và khi thông báo những thay đổi trong quá trình làm việc, bạn nên giải thích rõ việc cải cách sẽ nâng cao hiệu quả công việc như thế nào. 3. Lên kế hoạch công việc Trước khi triệu tập nhân viên tham dự bất kỳ một cuộc họp nào, bạn nên lên kế hoạch rõ ràng, nêu rõ mục tiêu của cuộc họp, và dự trù các tình huống có thể gây nhiều tranh luận. Một kế hoạch chi tiết, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, dù có tự tin vào khả năng của bản thân đến mấy bạn cũng nên thảo luận với tập thể. Điều đó cho thấy bạn rất trân trọng ý kiến đóng góp của nhân viên, rằng họ là những mắc xích không thể thiếu trong quá trình làm việc. Bạn cũng đừng ngại loại bỏ những ý kiến không phù hợp với mục tiêu chung. Bạn là người lãnh đạo và bạn có quyền chọn lựa cách làm việc hiệu quả nhất cho tập thể. 4. Phân bố nhân lực hợp lí Muốn làm được điều này trước hết bạn cần nắm rõ năng lực nhân viên. Hãy dành thời gian quan sát để nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu và thái độ làm việc của từng nhân viên. Khi bạn thực sự hiểu rõ năng lực chung của mỗi người, bạn sẽ phân công hợp lí hơn. Ngoài ra, luân chuyển công việc phù hợp sẽ giúp nhân viên có thể phát triển và hoàn thiện các kỹ năng của bản thân một cách hiệu quả. 5. Tạo bầu không khí đua tranh tích cực Nguyên tắc “thưởng – phạt phân minh” luôn phát huy hiệu quả ở mọi trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên cho chính sách tưởng thưởng hơn là các quy định, luật lệ khắt khe đối với nhân viên. “Khen công khai, phê bình nội bộ” là phương pháp nhiều nhà lãnh đạo thường sử dụng hiện nay. Và để làm được điều này, bạn cần có phương pháp theo dõi sát sao tiến trình làm việc của từng nhóm, từng cá nhân. Từ đó, bạn có thể ghi nhận những thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc cũng như phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho công việc được thực hiện tốt hơn. theo vietnamwork . Làm sao để “sếp” mới lãnh đạo thành công? Từ một nhân viên thường, bạn được thăng chức và trở thành một nhân vật quan trọng trong công ty. Bạn. nhà lãnh đạo thường sử dụng hiện nay. Và để làm được điều này, bạn cần có phương pháp theo dõi sát sao tiến trình làm việc của từng nhóm, từng cá nhân. Từ đó, bạn có thể ghi nhận những thành. dàng làm theo những điều bạn muốn. Vì thế, đừng lấy uy quyền để áp đặt ý kiến của người khác. Hãy lắng nghe nhiều hơn để tạo dựng niềm tin cho mọi người và để thu thập kinh nghiệm lãnh đạo cho