1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai 1 khái quát lịch sử đảng

28 1,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 181 KB

Nội dung

NỘI DUNG BÀI GIẢNG: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 là kết quả tất yêu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộctrong thời đại mới, là sản phẩm củ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

B PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT:

Dùng phương pháp phân tích, hỏi đáp, truyền đạt, thảo luận…

C TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạpĐảng - Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà nội - 2007

D KẾT CẤU BÀI GIẢNG: Gồm 3 phần lớn.

Phần thứ nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặc

quyết định của cách mạng Việt Nam

Phần thứ hai: Những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam

dưới sự lãnh đạo của Đảng

Phần thứ ba: Những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản

Việt Nam

NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm

1930 là kết quả tất yêu của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộctrong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lêninvới phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết qủa

Trang 2

của quá trình sàng lọc, lựa chọn nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả củaquá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đội tiênphong của giai cấp công nhân do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ ChíMinh đứng đầu Đây là một đặc trưng về sự hình thành và ra đời củaĐảng, dựa trên cơ sở một học thuyết cách mạng sáng tạo, với một quyếtđịnh lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự hiện thực hóa cuộc đấutranh của dân tộc ta theo “Đường Kách mệnh” của Người Ngay từ khi rađời, Đảng đã nêu Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trìnhvắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi toàn dân theo Đảng làm cáchmạng Từ ngày ấy, nhân dân ta gọi Đảng là Đảng ta - một cách xưng gọivừa gần gũi, thân thiết, vừa rất đặc sắc, ít có chính đảng nào trên thế giới

có được Mới 15 tuổi chỉ 5000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo nhân dânđứng lên làm cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 lở đất, long trời, lật nhàochế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, mở ra kỷnguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Trong 9 năm trường kỳ, gian khổ chống xâm lược Pháp, dưới sự lãnhđạo tài tình, sáng suốt của Đảng, quân và dân ta lập nên nhiều chiến côngvang dội, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địacầu" Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không chỉ giải phóng và đưamiền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để cảnước bước vào cuộc chiến đấu mới chống đế quốc Mỹ xâm lược, mà còn

là hồi kèn lệnh giục giã các quốc gia, dân tộc bị nô dịch đứng lên rũ bỏxiềng gông, cáo chung chủ nghĩa thực dân kiểu cũ Hơn 20 năm chống

Mỹ cứu nước đầy hy sinh, gian khổ, với đại thắng mùa xuân 1975 "đánhcho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" miền Nam được giải phóng, đất nướcthống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Từ cuối thập niên tám mươi, đầu thập niên chín mươi của thế kỷtrước, do sự tấn công điên cuồng và xảo quyệt của các lực lượng thùđịch, phản động, do những yếu kém, tha hóa và cả sự phản bội từ bêntrong, mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âusụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời thoái trào, phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế gặp những khó khăn, thử thách nghiệt ngã Bằng bản lĩnhcủa một Đảng cộng sản chân chính, bằng nhiều tìm tòi, khảo nghiệm,tổng kết thực tiễn, nâng tầm lý luận, Đảng vững tay chèo, vượt đá ngầm,sóng dữ, đưa con thuyền cách mạng bước vào công cuộc đổi mới, đẩy

Trang 3

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, tên gọi Việt Nam – HồChí Minh – Điện Biên Phủ trở nên thân thiết, tự hào của nhân dân cácdân tộc trên thế giới, thành “lương tri của thời đại”, “phẩm giá của loàingười” Từ một nước nông nghiệp đói nghèo, lạc hậu, Việt Nam đã thoátkhỏi tình trạng một nước nghèo chậm phát triển có thu nhập bình quânđầu người trên 1200 USD; thành nước xuất khẩu gạo, hồ tiêu, cao su, hồtiêu đứng trong tốp đầu của thế giới; mức tăng trưởng GDP và thu hútđầu tư nước ngoài đạt mức cao trong nhiều năm liền, kể cả trong thời kỳnhiều nước trên thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh

tế nghiêm trọng Việt Nam đã trờ thành thành viên Tổ chức Thương MạiThế giới (WTO); được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo

an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009, hoàn thành xuất sắc vai trò chủtịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc trong thánh 10 năm2009; đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA năm 2010

Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Việt Namtrong 80 năm qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó, nhân tổ hàng đầumang tính quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của ĐảngCộng Sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện; một Đảng của cách mạng hết lòng vì nước vì dân, đúng như câunói trong bài diễn văn nổi tiếng của Người tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngàythành lập Đảng : ”Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhândân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶC QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM:

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Đó là kết quảcủa sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng

và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể nướcta; là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê nin với phongtrào công nhân và phong trào yêu nước Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhucầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với su thế phát triển của thời đại

1 Tình hình xã hội Việt Nam trước khi ĐCSVN ra đời:

* Khủng hoảng suy vong của vương triều Nguyễn:

Tư bản Pháp lăm le nổ súng xâm lược đúng vào lúc chế độ phongkiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng nặng từ cuối thế

Trang 4

kỷ XVIII Lúc này, những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bảntrong nước đã xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn đối kháng với quan hệkinh tế phong kiến bảo thủ lạc hậu bao đời thống trị xã hội Việt Nam.Nền kinh tế tiểu nông đang cần được phát triển, nhưng bị chế độ chiếmhữu và bóc lột phong kiến uy hiếp nghiêm trọng Đây cũng là thời kỳbùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân trên một quy mô rộng lớn trongphạm vi cả nước, đòi hỏi đất nước phải sớm thống nhất Cuộc khởi nghĩaTây sơn thắng lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển của lựclượng sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa Nhưng dựa vào thế lực tưbản Pháp, Nguyễn Ánh đã đánh thắng Tây Sơn Có thể khẳng định rằngtriều Nguyễn Thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phảnđộng trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ.

Ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là GiaLong và các vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức…) Ngày càng

đi sâu vào con đường phản động, vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệsản xuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nhaphát triển hồi thế kỷ XVIII Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặcquyền, đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn

Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng tínhchất quan liêu, độc đoán và sâu mọt Đó là một nhà nước quân chủchuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu,phản động Mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua Vua đượccoi là “con trời”, “thay trời” trị dân; quyền hành nhà vua được coi là

“thần khí” thiêng liêng, vô hạn Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớnnhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia trên xươngmáu của nhân dân Còn quan lại trong triều và ở các địa phương hầu hết

là bọn hủ bại; chính trị thì bảo thủ, cầu an; kinh tế thì tham lam và cuồngbạo Từ vua đến quan đều rất tự cao, tự đại với mớ học thuyết Khổng,Mạnh lỗi thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súnggiặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc Trong hoàn cảnh đó, đờisống của người nông dân trong các thôn, xã vô cùng cơ cực Dưới triềuNguyễn, tổ chức xã, thôn đã hoàn toàn trở thành một công cụ của bọncường hào địa chủ nông thôn Nó trói buộc người nông dân trong nhữngquan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phongkiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá

Trang 5

Nền kinh tế tư hữu của nông dân bị xâm phạm nghiêm trọng.Ruộng đất phần nhiều tập trung vào tay quan lại, địa chủ Công điềncông thổ chổ nào mầu mỡ béo tốt đều bị bọn cường hào lũng đoạn, cònlại thì bọn hương lý lại bao chiếm, dân nghèo chỉ được chỗ xương xẩu

mà thôi

Chính sách của triều Nguyễn về mặt công nghiệp vô cùng phảnđộng PK nhà Nguyễn nắm trong tay những ngành kinh doanh lớn nhưđúc súng, đóng tàu, đúc tiền; các xưởng nhỏ chuyên chế tạo đồ dùngriêng cho nhà vua, vàng bạc, gấm vóc; các công trường xây dựng cungđiện, thành quách, lăng tẩm đều do bộ công của triều đình quản lý Triềuđình PK còn giữ độc quyền ngành khai thác mỏ, phần lớn do bọn quanlại triều đình đứng ra quản lý, khai thác, chỉ một số ít là do chủ mỏ Hoakiều hay người Việt Nam chủ trì

Về Thương nghiệp triều Nguyễn dùng chính sách “trọng nông ức

thương”; đối với nội thương một mặt chúng nắm độc quyền buôn bán

nguyên liệu công nghiệp (như đồng, thiếc, chì, kẽm nhất là lưu huỳnh,diêm), vì sợ nhân dân chế tạo vũ khí chống lại Mặt khác, chúng đặt ranhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế Đối vơi ngoại thương, triều Nguyễn

thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”, mở nhỏ giọt một số cửa biển

cho tàu nước ngoài lui tới buôn bán Chỉ được nhập những mặt hàngtriều đình cần như sắt, chì, gang, lưu huỳnh, để làm súng đạn

Rõ ràng là với những chính sách phản động nói trên, nuớc ViệtNam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với cácnước tư bản phương tây Đặc biệt đối với tư bản Pháp từ lâu đã có cơ sởbên trong nước ta nhờ sự hoạt động ngấm ngầm và liên tục của bọn giánđiệp đội lốt con buôn và giáo sỹ Lịch sử lúc này đã đi tới một bước

ngoặc Một là, triều đình Nguyễn bị đánh đổ và thay thế vào một triều

đại khác tiên tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa có khả năng duy

tân đất nước vào bảo vệ nền độc lập dân tộc Hai là, nước Việt Nam bị

mất vào tay tư bản pháp để trở thành một xứ thuộc địa Thực tế lịch sử

đã chứng minh rằng khi tiếng súng xâm lược của tư bản Pháp bùng nổ,giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hoá ra hai phái chủ chiến và chủhoà, phái chủ hoà gồm phần đông bọn đại phong kiến và quan lại lớn với

Tự Đức đứng đầu sẽ nhanh chóng câu kết với bọn cướp nước để làm taysai cho chúng đàn áp và bóc lột nhân dân cả nước Đó là tội lớn củaPhong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử Tất nhiên, khikhẳng định “tội” của Nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực

Trang 6

dân Pháp vào nữa sau thế kỷ XIX, chúng ta không hề quên những đónggóp của họ về các mặt phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật mà một sốthành tự đến nay vẫn là tài sản quý của dân tộc.

Vậy, là từ tháng 8 năm 1858, mà cụ thể là từ ngày 1/9/1858 thựcdân Pháp bắn phát đại bác đầu tiên lên Bán đảo Sơn trà (Đà Nẵng) đếnhai Hiệp ướng đó là Hiệp ước Hác Măng 25/8/1883 và Hiệp ước Pa TơNốt 6/6/1884 Đến đây, giai cấp phong kiến độc lập Việt Nam đã đánhdấu sự sụp đổ hoàn toàn và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủnghĩa tư bản Pháp; nước Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nữaphong kiến

Sau khi đã cơ bản áp đặt được chế độ cai trị trên đất nước ta Thựcdân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Để bóc lột được lợi nhuận thuộcđịa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiếtlập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Dưới chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng, xãhội Việt Nam có nhiều thay đổi

* Về Chính Trị: chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với

bộ máy đàn áp nặng nề Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viênquan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ,khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máyquân đội, cảnh sát, toà án ; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, taysai

Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìmcác cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng tiếp tục thi hànhchính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặtmột chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nướcCampuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước tatrên bản đồ thế giới Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung,Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữacác dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo ĐôngDương

* Về kinh tế: Thực dân Pháp bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện

chính sách độc quyền về kinh tế (các mặt xuất nhập khẩu, khai thác mỏ,

Trang 7

kinh tế độc lập của nước ta Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vônhân đạo, tăng cường vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề, kể cả duy trìbóc lột kiểu phong kiến… làm cho nhân dân ta bị bần cùng, nền kinh tế

bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng kéodài

Những việc làm trên dẫn đến hậu quả nhân dân ta vô cùng khổ cực,đất nước tiêu điều

Phân tích: - Về xuất nhập khẩu Thực dân Pháp mua hàng hoá của ta

với giá rẻ mạt, trong khi đó hàng hoá dư thừa của Pháp được nhập vàoViệt Nam Hàng hoá Pháp thống trị thị trường Việt Nam vì được miễnthuế Tất cả các lợi nhuận đều lọt vào tay các công ty như Đông ấn, Dennis Frers… chúng đánh thuế cao để không chế hàng hoá của các nướckhác muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam

- Khai thác mỏ được tập trung chủ yếu ở Bắc kỳ như mỏ than, mỏvàng số lượng mỏ tăng lên nhanh chóng, cướp đất lập đồng điền trồngcao su, mía…

- Về giao thông vận tải: các công trình xây dựng mà chủ yếu làđường bộ và đường thuỷ được đầu tư xây dựng phục vụ cho công cuộckhai thác Các công trình này đều do Tư bản Pháp nắm giữ và ngân hàngĐông Dương được mở để đầu tư cho bọn tài phiệt Ngoài ra chúng cònđộc quyền buôn bán về rượu, thuốc phiện, muối, hàng xa xỉ phẩm… Tất

cả các hoạt động đó nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa đem về chochính quốc Vậy hậu quả của chúng gây ra là hết sức nguy hiểm đối vớidân tộc Việt Nam

* Về Văn hoá: Chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch,

gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan,đồi phong bại tục Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấmđoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền vănhóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để

dễ bề thống trị

Phân tích: - Hệ thống giáo dục không được chú ý Các trường không

được mở, giáo dục nhằm làm cho người học lạc hướng, xa rời truyềnthống dân tộc

Ví dụ: Hơn 90% người dân bị mù chữ điều đó đã nói lên bản chất

của chế độ Thực dân

Trang 8

Sau khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa với những chínhsách như trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam Sựphân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn

Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm Chủ nghĩa tư

bản thực dân được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, songvẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ

sở cho chế độ thuộc địa Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trịphản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba

bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ Có một số địa chủ bị phásản Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thốngyêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chínhtrị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủkhông chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợidân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động taysai

Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số Họ bị đế quốc, phong

kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề Ruộng đất của nôngdân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt Chính sách độc quyền kinh tế,mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi của đế quốc

và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lốithoát Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp.Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vôcùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ

Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đếquốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay saiphản động Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộngđất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất Giai cấp nông dân

có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất,một động lực cách mạng mạnh mẽ Giai cấp nông dân khi được tổ chứclại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vaitrò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự

do của dân tộc Việt Nam

Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của

thực dân Pháp Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mớichỉ là một tầng lớp nhỏ bé Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình

Trang 9

thành giai cấp rõ rệt Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnhtranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lựckinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối

Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai

bộ phận:

Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc,bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta Nhiều tư sảnmại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô

Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tưsản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc

Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồmnhững tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thươngnghiệp, công nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp Họ muốn phát triển chủnghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền vàchèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được Xét về mặt quan

hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâuthuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ cótinh thần chống đế quốc và phong kiến Giai cấp tư sản dân tộc là mộtlực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giảiphóng dân tộc

Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương,

tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và nhữngngười làm nghề tự do Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh

tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấpbênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp Họ có tinh thần yêu nướcnồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nênrất hăng hái cách mạng Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạycảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đấtnước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trậnchiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai tròquan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị.Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộcđấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc

Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác

thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do

Trang 10

chúng nắm giữ Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX,khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục

vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta Trong cuộc khaithác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hìnhthành Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đãphát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn

22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là côngnhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền

Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếmkhoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tậptrung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền

Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấpcông nhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như:phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bảnxứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mốiquan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân Giai cấp công nhân Việt Nam

ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phântán về lực lượng và sức mạnh Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiềutruyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoạixâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởngcủa thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng củamình

Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đạidiện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luậtcao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế Họ làmột động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấpnông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoànkết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do Khi được tổ chức lại vàhình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng mộthọc thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp côngnhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dântộc

Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và

cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế vềchính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa vềkinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem

Trang 11

đến cho nhân dân một sự "khai hoá văn minh" - một sự khai hoá và cảitạo thực sự theo kiểu phương Tây Bản chất của "sứ mạng khai hoá" đóchính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máychém, v.v Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về "nhà khai hoá" như sau:

"Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc

dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất"1 Và nếu dân bản xứ khôngchịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá "điều quân đội, súngliên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm.Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ lànhư thế đấy!"2

Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biếnthành một xã hội thuộc địa Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tínhchất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạochuyển động của xã hội đó

Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hìnhthành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu

là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phảnđộng Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càngsâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng pháttriển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức.Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trongnội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranhdân tộc Hồ Chí Minh đã vạch rõ vấn đề này từ năm 1924 rằng: "Cuộcđấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Sự xung đột

về quyền lợi của họ được giảm thiểu Điều đó, không thể chối cãi được"

dũng của dân tộc ta chống đế quốc Pháp xâm lược Nhưng cuối cùng đều

không giành được thắng lợi vì không có một đường lối cứu nước đúng đắn

Trước kia, chế độ phong kiến khi đang ở giai đoạn hưng thịnh, giaicấp phong kiến đã từng lãnh đạo dân tộc đánh thắng bọn phong kiến

Trang 12

phương bắc lớn mạnh xâm lược Nhưng khi chế độ phong kiến đã suytàn và phải đối phó với một kẻ thù mới, một đế quốc thuộc loại cườngquốc thế giới, thì giai cấp phong kiến bất lực và trở thành phản động

Thất bại của phong trào Cần vương là do thiếu đường lối đúng,thiếu một tổ chức cách mạng có khả nǎng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi.Thất bại của phong trào này đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ dấu tranhchống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến Thất bại củacuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của cụ Hoàng Hoa Thámcũng chứng tỏ đó không phải là con đường giành thắng lợi

Khi các phong trào trên chấm dứt thì cuộc khủng hoảng đường lốicứu nước ở nước ta bộc lộ sâu sắc

Sau khi từng bước ly khai con đường giải phóng dân tộc theo hệ tưtưởng phong kiến, nhiều người yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài,tìm đến những con đường mới để mưu sự nghiệp giải phóng dân tộc như:con đường Duy Tân của Nhật Bản (1860), con đường Cách mạng tư sảnPháp (1789), con đường Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911)

Vào đâu thế kỷ này, nước Nhật từ sau cuộc vãn động Duy Tân đãtrở thành nước đế quốc chủ nghĩa, đã đánh bại Nga Hoàng trong cuôcchiến tranh Nga - Nhật (1905) Cách mạng 1905 ở Nga nổ ra nhưngkhông thắng lợi Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (nǎm 1911) đã đánh

đổ triều đình Mãn Thanh, lập ra nước Trung Hoa dân quốc Những sựkiện trên đây đã ảnh hưởng đến phong trào yêu nước Việt Nam

Ý thức hệ tư sản phương Tây đã thâm nhập vào Việt Nam Một số

sĩ phu tiến bộ tiếp thu trào lưu tư tưởng này, mong muốn nước mạnh,dân giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa Họ muốn noi theo con đườngphát triển của Nhật Bản, dựa vào Nhật để đánh Pháp Tiêu biểu chokhuynh hướng này là hội Duy Tân do cụ Phan Bội Châu sáng lập, vớimục đích cổ động phong trào, tổ chức lực lượng chống Pháp theo tôn chỉ

"mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, vun trồng nhân tài" Số khác nhưcác cụ: Lương Vǎn Can, Nguyễn Quyền mở trường Đông Kinh NghĩaThục ở Hà Nội nhằm cổ động tinh thần yêu nước, bài xích chính sách caitrị của thực dân Pháp, khuyến khích cải cách, chế diễu lũ phong kiến,cường hào v.v Là một nhà yêu nước nhiệt thành, nhưng chủ trương của

cụ Phan Chu Trinh khác hẳn với cụ Phan Bội Châu Cụ Phan Chu Trinhtiêu biểu cho xu hướng cải cách dân chủ tư sản (1789), phản đối việc vũtrang bạo động chống Pháp Cụ nói: "Bất bạo động, bạo động tắc tử, bấtvọng ngoại, ngoại vọng tất vong" Đó là lời tuyên bố của cụ Phan Chu

Trang 13

Trinh sau khi đi Nhật về (15-8-1906) Sau này trong thư "thất trảm" gửivua Khải Định khi y sang Pháp (1922), cụ Phan Chu Trinh viết: "Maumau quay đầu lại mà thoái vị đi, đem chính quyền trả lại cho quốc dân đểquốc dân được trực tiếp với chính phủ Pháp mà làm việc đặng mưu lợiích sau này" Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, chống điphu, nộp thuế ở Trung Kỳ là kết quả của khuynh hướng tư tưởng tư sản

Tính chất phong trào dân tộc ở thời kỳ này có chuyển biến kháctrước Một số tổ chức yêu nước ra đời như hội Duy Tân (1904), trườngĐông Kinh Nghĩa Thục (1907), hội Đông á đồng minh (1908), Việt Namquang phục Hội (1912-1924) v.v Song, vì đường lối chính trị của các tổchức này không rõ ràng, nhất là không dựa vào quần chúng lao động, màdựa vào uy tín cá nhân, nên không tạo ra được sự thống nhất trong nhữngngười đề xướng phong trào Vì vậy, khi những người thủ lĩnh bị đế quốcPháp bắt thì phong trào cũng tan rã theo Cách mạng tháng Mười Ngathành công (1917) đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nhân loại.Quốc tế cộng sản, bộ tham mưu của giai cấp vô sản và các dân tộc bị ápbức toàn thế giới được thành lập Ở Trung Quốc, sau phong trào Ngũ Tứ,Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời (1921) ở Pháp, Đảng cộng sản Phápđược thành lập (1920), sự kiện lịch sử này không chỉ là thắng lợi của giaicấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, mà còn là thắng lợi của cácdân tộc thuộc địa Pháp

Đồng thời, với những chuyển biến trên thế giới, cách mạng ViệtNam lúc này cũng bắt đâu có những chuyển biến mới

Đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt tổ chức những người Việt Namyêu nước ở Pháp đưa bản "yêu sách 8 điểm" đến Hội nghị các nước đếquốc thắng trận ở thành phố Vécxây (6-1919); đồng chí Nguyễn ái Quốc

bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản tại Đại hội lần thứ 18 củaĐảng xã hội Pháp ở thành Tua và tham gia thành lập Đảng cộng sảnPháp (1920)

Đồng chí Nguyễn ái Quốc được bầu vào đoàn chủ tịch Hội nôngdân Quốc tế (l0-1923), và dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924).Tiếng bom Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh (6-1924) ởQuảng Châu (Trung Quốc) v.v Tất cả như sự báo hiệu bước chuyểnbiến mới về chất của phong trào cách mạng Việt Nam

Tháng 4 nǎm 1921, trên Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sảnPháp, đồng chí Nguyễn ái Quốc viết: "Người Đông Dương giấu một cái

Trang 14

gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời

cơ đến"

Đúng như nhận xét của đồng chí Nguyễn ái Quốc, từ những nǎm

1920 trở đi, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biếnmạnh mẽ Bên cạnh những đảng cách mạng theo xu hướng tư tưởng tưsản, đã xuất hiện những tổ chức yêu nước tiếp thu tư tưởng tiến bộ mới.Đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhânngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong tràocông nhân

Ở Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc chưa bao giờ giương đượcngọn cờ giải phóng dân tộc Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu (1919)

về cǎn bản là một tập đoàn địa chủ "tư sản hoá"

Nǎm 1926, họ đưa ra thuyết "Pháp Việt đề huề" thì mặt nạ làm taysai cho đế quốc Pháp lộ rõ "Thuyết trực trị" của Nguyễn Vǎn Vĩnh,

"Thuyết bảo hoàng lập hiến" của Phạm Quỳnh đã bộc lộ chân tướng ômchân đế quốc Pháp

Phong trào đấu tranh trong những nǎm 1923-1927, đòi tự do, dânchủ theo kiểu cách mạng tư sản, nhưng động lực của nó là những ngườitiểu tư sản chứ không phải do Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo Biểuhiện của phong trào này là nhiều hội, đảng yêu nước của thanh niên tríthức kế tiếp nhau ra đời: Tân Việt thanh niên đoàn - tức Tâm tâm xã(1923-1925), hội Phục Việt (1925), Đảng thanh niên của Trần Huy Liệu(1926), Thanh niên cao vọng Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929),Tân Việt cách mạng Đảng (1926-1930), Việt Nam thanh niên cách mạngđồng chí Hội (1925-1929), Việt Nam quốc dân Đảng (1925-1930) v.v Những tổ chức yêu nước cách mạng nói trên đã có tác dụng nhất địnhtrong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước và tập hợp sốquần chúng thanh niên trí thức, tiểu tư sản Nhưng, họ chưa vạch ra đượcmột đường lối cách mạng phù hợp với yêu cầu của dân tộc Tâm tâm xãnêu cao quyết tâm "khôi phục quyền làm người của người Việt Nam",nhưng "chưa bàn đến chính thể" Tân Việt cách mạng Đảng nhận rõ mụcđích giải phóng dân tộc, nhưng chưa thấy vị trí lịch sử của giai cấp côngnhân, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương chống đế quốc, chống phongkiến, nhưng lại sao chép rập khuôn chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên(Trung Quốc)

Nhìn chung, các hội và đảng yêu nước nói trên có tinh thần chống

đế quốc, nhưng chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của

Ngày đăng: 08/07/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w