Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: Kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lự
Trang 1SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2009 – 2010
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang )
Môn: NGỮ VĂN - BẢNG A
I YÊU CẦU CHUNG
1 Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: Kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kĩ năng làm văn tốt; diễn đạt trong sáng có cảm xúc, có giọng điệu riêng (khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo)
2 Hướng dẫn chấm chỉ nêu ra những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ
sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và những thang điểm cụ thể
3 Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính tổng thể ở từng câu và
cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng, tư duy
4 Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, chiết đến 0,25 điểm
II YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (8,0 điểm):
1 Yêu cầu về kĩ năng:
Với những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của bản thân, thí sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau (nhật kí, thư từ…) Nhưng dù bằng hình thức nào thì bài viết cũng phải đảm bảo: sự chặt chẽ, rõ ràng về bố cục, kết cấu;
diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh; đặc biệt, bài viết là lời tri ân cho nên thí sinh
cần biết chọn cách diễn đạt phù hợp, thể hiện được tình cảm gần gũi, chân thành của mình đối với nhân vật
2 Yêu cầu về kiến thức:
Một số gợi ý có tính định hướng:
- Giới thiệu nhân vật văn học mà người viết chọn để viết lời tri ân
Trang 2- Ấn tượng của bản thân về nhân vật (Thí sinh không nhất thiết phải trình bày một cách đầy đủ, toàn diện về nhân vật; có thể chỉ chọn vài nét tiêu biểu ấn tượng miễn là biết trình bày hợp lý, thuyết phục thể hiện được những cảm nhận sâu sắc của người viết về nhân vật)
- Tình cảm tri ân đối với nhân vật văn học (trọng tâm):
+ Trình bày những ảnh hưởng tích cực của nhân vật đến bản thân trên các phương diện: nhận thức, tình cảm, hành động…
+ Thể hiện thái độ, tình cảm của mình trước những ảnh hưởng tích cực đó
- Từ lời tri ân khái quát được ý nghĩa của tác phẩm văn học đối với cuộc sống
con người
3 Hướng dẫn cho điểm:
7 - 8 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo;
có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt
5 - 6 điểm: Đảm bảo yêu cầu về kiến thức trọng tâm và kĩ năng, còn mắc một
số lỗi diễn đạt
3 - 4 điểm: Xác định được kiến thức trọng tâm nhưng trình bày chưa sâu sắc, đạt yêu cầu về kĩ năng, còn mắc lỗi diễn đạt
1 - 2 điểm: Những bài viết lệch đề, sa vào phân tích nhân vật
Câu 2 (12,0 điểm)
1 Yêu cầu về kĩ năng:
Biết viết một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm; không mắc lỗi dùng từ, câu và chính tả
2 Yêu cầu về kiến thức:
Một số gợi ý có tính định hướng:
a Giải thích sơ lược ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
Sự giải thích cần làm toát lên được: từ những chất liệu hiện thực cuộc sống quen thuộc, người nghệ sĩ có những cảm nhận và cách thể hiện riêng Những cảm
nhận và cách thể hiện riêng ấy chính là điều mới mẻ mang theo những thông điệp
mà người nghệ sĩ muốn gửi đến cuộc sống
b Điều mới mẻ và lời nhắn nhủ để góp vào đời sống chung quanh thể hiện trong
“Mùa xuân nho nhỏ”:
- Từ đề tài quen thuộc - mùa xuân, Thanh Hải đã có những cảm nhận và cách thể hiện mới mẻ:
Trang 3+ Bài thơ được viết không lâu trước khi tác giả qua đời nhưng vẫn tràn ngập mùa xuân, sức xuân và khát vọng sống Mùa xuân, sức xuân và khát vọng sống ấy làm thức dậy trong lòng người đọc những cảm nhận tươi mới về thiên nhiên, đất nước và cuộc đời
+ Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ nói đến mùa xuân của mỗi con người một cách rất tự nhiên: mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc Một vấn đề lớn của nhân sinh quan - vấn
đề hòa nhập và dâng hiến được Thanh Hải thể hiện một cách bình dị, đầy cảm xúc
+ Điều mới mẻ còn thể hiện ở nhạc điệu của bài thơ, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng trong đó đặc sắc nhất là hình ảnh mùa xuân nho nhỏ, sự sáng tạo trong
sử dụng ngôn ngữ và cấu tứ chặt chẽ của bài thơ
- Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ của Thanh Hải gửi đến cho mỗi người:
+ Hãy thiết tha yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, cuộc đời trong mọi hoàn cảnh
+ Hãy cống hiến Mùa xuân nho nhỏ của cuộc đời mình vào mùa xuân lớn của
dân tộc một cách khiêm tốn, chân thành
(Lưu ý: Các kiến thức trên học sinh có thể trình bày kết hợp hoặc tách riêng).
3 Hướng dẫn cho điểm:
11 - 12 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có năng lực tư duy độc lập sáng tạo;
có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt
8 - 10 điểm: Đảm bảo yêu cầu về kiến thức trọng tâm (Phần b) và yêu cầu về kĩ năng, còn mắc lỗi diễn đạt
6 - 7 điểm: Xác định được kiến thức trọng tâm (Phần b) nhưng trình bày chưa sâu sắc và đạt yêu cầu về kĩ năng, còn mắc lỗi diễn đạt
3 - 5 điểm: Hiểu vấn đề nhưng trình bày còn sơ sài và kĩ năng còn yếu mắc nhiều lỗi về diễn đạt
1 - 2 điểm: Hiểu đề lệch lạc, sa vào phân tích toàn bộ bài thơ