1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Qui chế hoạt động

3 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42 KB

Nội dung

LĐLĐ HUYỆN KIM BÔI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY TNHH NƯỚC KHOÁNG KIM BÔI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Kim bôi, ngày 01/01/2009 Quy chế làm việc Của Ban chấp hành công đoàn Ban chấp hành công đoàn Công ty TNHH nước khoáng Kim Bôi ban hành quy chế làm việc, quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ban chấp hành (BCH ) nhằm đảm bảo sự hoạt động của BCH đúng nguyên tắc, đạt hiệu quả cao nhiệm kỳ 2007-2009 PHẦN I TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH 1. Trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của BCH đ-ợc quy định tại điều 09, điều 11 điều lệ Công đoàn Việt nam. *Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm: - Quyết định chủ trương, biện pháp để thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Công ty . - Thi hành chỉ thị, nghị quyết của Công đoàn cấp trên - Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động công tác của công đoàn. - Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của công đoàn với cấp Uỷ Đảng cùng cấp, với Công đoàn cấp trên và thông báo cho người lao động được biết. - Ban chấp hành công đoàn sinh hoạt định kỳ 3 tháng 2 lần. Khi cần thiết có thể triệu tập họp bất thường. 2. Trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của BCH Công đoàn: - BCH chuẩn bị nội dung các kỳ họp BCH và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của BCH, báo cáo hoạt động của mình tại hội nghị thường kỳ của BCH. 3. Nguyên tắc hoạt động: Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mỗi uỷ viên BCH phải có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức công đoàn. Các nghị quyết và quyết định của BCH nếu được hơn một nửa số uỷ viên BCH có mặt biểu quyết tán thành thì mới có giá trị. Các uỷ viên BCH có quyền bảo lưu ý kiến, nhưng phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định đã được ban hành. Phần II Trách nhiệm, quyền hạn của các uỷ viên BCH của chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn 1. Trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên BCH công đoàn - Uỷ viên BCH công đoàn Công ty có trách nhiệm nghiên cứu đ-ờng lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của công đoàn cấp trên, các chỉ thị, nghị quyết của Cấp uỷ, để thực hiện và tổ chức cho Đoàn viên thực hiện. Nắm tình hình thực tế hoạt động của công nhân viên và người lao động mình phụ trách báo cáo kịp thời cho BCH. - Các Uỷ viên BCH có trách nhiệm tham gia và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng tổ chức công đoàn. - Gương mẫu thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghị quyết của BCH. Thực hiện phê bình và tự phê bình, tham gia đầy đủ các kỳ họp của BCH. 2. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch công đoàn Công ty: - Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của BCH Công đoàn Công ty, chịu trách nhiệm chung về các mặt hoạt động của tổ chức Công đoàn. Phụ trách công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác kiểm tra và công tác đối ngoại của Công đoàn. - Quyết định triệu tập và chủ trì hội nghị BCH, chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung cho các hội nghị theo điều lệ của Công đoàn quy định. - Khi có chỉ thị, nhiệm vụ đột xuất của Công đoàn cấp trên, cấp uỷ Công ty hoặc tham gia trực tiếp các vấn đề cụ thể trong Công ty theo đề nghị của Ban Giám đốc, Chủ tịch có quyền quyết định để thực hiện kịp thời những việc trên, song phải báo cáo, BCH trong kỳ họp gần nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. - Ký các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của BCH và duyệt các khoản thu chi lớn về tài chính Công đoàn. Ký các văn bản hành chính khác khi cần thiết. 2. Trách nhiệm, quyền hạn của các phó chủ tịch Công đoàn công ty: - Phó chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày để thực hiện các chỉ thị , nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Công đoàn Công ty. - Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng tuần của Công đoàn. Phụ trách việc phối hợp công tác với tổ đội sản xuất. - Chuẩn bị dự thảo các văn bản hành chính, chương trình, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết, BCH Công đoàn. - Trực tiếp phụ trách công tác tài chính – chế độ chính sách của công đoàn. - Được quyền ký các văn bản theo sự phân công của Chủ tịch Công đoàn. - Thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Công đoàn khi Chủ tịch Công đoàn đi vắng. 3. Trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Công đoàn: - Các Uỷ viên chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành về việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các quyết định của BCH về những vấn đề thuộc phạm vi mình được phân công phụ trách. - Chuẩn bị nội dung các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách cho các cuộc họp, Ban chấp hành. - Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp công tác, giải pháp tổ chức chỉ đạo, thực hiện đối với mọi mặt hoạt động của Công đoàn Công ty. - Các uỷ viên phải tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ khi được Chủ tịch uỷ nhiệm tham gia các Hội đồng, hoặc Đoàn thể. - Các uỷ viên được phân công phụ trách công tác Công đoàn có trách nhiệm đề ra chương trình, hành động, kế hoạch công tác của Ban trong mỗi năm và cả nhiệm kỳ, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình đó đạt kết quả tốt nhất. - Các uỷ viên chỉ được đại diện cho BCH khi được tập thể hoặc Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty uỷ nhiệm. Phần III Tổ chức thực hiện các quyết định - Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính quyền, Công đoàn cấp trên đều phải được ban BCH bàn kế hoạch thực hiện trong thời gian sớm nhất. - Nội dung chỉ thị, nghị quyết thuộc lĩnh vực hoạt động của uỷ viên nào, thì uỷ viên đó chịu trách nhiệm triển khai công việc và báo cáo, BCH theo quy định. - Chủ tịch và Phó chủ tịch điều hành Công đoàn, quán triệt, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của BCH và báo cáo kết quả theo từng thời gian quy định. - Quy chế làm việc đã được tập thể BCH Công đoàn công ty nhất trí thông qua. Các uỷ viên BCH, Chủ tịch, Phó chủ tịch thực hiện đúng các nội dung ghi trong quy chế này. - Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban chấp hành Công đoàn quyết định. - Quy chế có hiệu lực từ ngày ký. T/M BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN Chủ tịch Ngô Xuân Hoà . kiểm tra hoạt động công tác của công đoàn. - Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của công đoàn với cấp Uỷ Đảng cùng cấp, với Công đoàn cấp trên và thông báo cho người lao động được biết. -. đảm bảo sự hoạt động của BCH đúng nguyên tắc, đạt hiệu quả cao nhiệm kỳ 2007-2009 PHẦN I TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH 1. Trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc. họp BCH và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của BCH, báo cáo hoạt động của mình tại hội nghị thường kỳ của BCH. 3. Nguyên tắc hoạt động: Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Ngày đăng: 08/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w