Rệp bông Họ: Aphididae; Bộ Homoptera. + Phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong nước có mặt ở khắp các vùng sinh thái. Cây chủ chính là bông ngoài ra còn gặp trên đay, đậu đỗ, khoai tây và nhiều loại cây trồng, cỏ dại. - Cơ thể hình bầu dục, dài 1,3-1,9mm, ngang 0,5-0,9mm. Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc lam đen tuỳ theo mùa (mùa đông màu thẫm, mùa hè màu nhạt). Rệp trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không cánh: Dạng có cánh có khả năng di chuyển từ nơi này sang nơi khác, thường phát sinh vào cuối vụ hoặc khi mật độ dày đặc. Rệp không cánh thường bám dưới măt, lá, trên các chồi non, hoa, quả non. Chúng sống quần tụ, ít di chuyển. Trong điều kiện nhiệt đới, rệp sinh sản theo lối đơn tính, đẻ con. - Rệp là loại sâu hại quan trọng nhất đối với bông ở thời kỳ cây con. - Rệp chích hút nhựa ở ngọn cây bông non, các lá non và chồi bông. Trong các giai đoạn sau rệp phá hại ở nụ, hoa và bẹ lá dài. - Rệp phá hại ngay từ khi cây bông mới ra lá thật, làm cho cây bị còi cọc, lá bông không phát triển được, do đó ảnh hưởng nhiều đến các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo của cây bông. ở các giai đoạn sau, khi bông có nụ, quả, rệp gây hại có thể làm rụng nụ, rụng quả, thiệt hại về năng suất. Mật độ rệp trên lá cao nhất ở vào thời kỳ bông 40-50 ngày tuổi, có thể đạt đến 1000-1500 con/100 lá hoặc cao nhất đến trên 3000con/100lá. - Ngoài tác hại trực tiếp, rệp bông còn là môi giới truyền bệnh xanh lùn do virut (Blue disease) là loại bệnh rất nguy hiểm đối với bông. Rệp phá hại còn tiết ra chất mật ngọt, là chất dinh dưỡng cho nấm muộn đen phát sinh gây nhiễm bẩn xơ bông và giảm cường độ quang hợp của lá. - ở các tỉnh phía Bắc, rệp phát triển nhiều trong các tháng mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ thích hợp cho rệp phát triển là từ 16-20 o C. - ở các tỉnh phía Nam , rệp có thể phát triển ở nhiệt dộ trên 25 o C (do khả năng thích ứng về sinh thái của các quần thể rệp địa phương). Mưa nhiều và mưa dài ngày không thuận lợi cho rệp phát sinh. Điều kiện ít ánh sáng ở các ruộng bông rậm rạp là hoàn cảnh thuận lợi cho rệp phát triển. - Thiên địch của rệp là các loài bọ rùa, ruồi ăn rệp và onh ký sinh. - Loại cây bị hại: Cây công nghiệp, cây lương thực - Cây trồng bị hại : Bông, đay, khoai tây, khoai lang, đậu đỗ rau, và nhiều loại cỏ mọc quanh ruộng bông + Cách phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng trước vụ gieo bông và làm sạch cỏ trong ruộng bông ở thời kỳ cây con. - Thực hiện bấm ngọn, đánh cành bông và thu nhặt loại bỏ khỏi ruộng bông. - Xử lý hạt bông trước khi gieo bằng thuốc Gaucho 70WS có thể phòng trừ rệp hiệu quả tới 70 ngày sau khi gieo. Đây là một tiến bộ kỹ thuật mới, mở ra triển vọng để áp dụng trong PTTH trên cây bông (Nguyễn Thơ và CTV. 1993). - Có thể phun thuốc trừ rệp khi có mật độ cao, nhưng hạn chế dùng thuốc ở thời kỳ trước 50-60 ngày kể từ khi gieo. Sử dụng thuốc Bassa, Diazinon theo chỉ dẫn. - Bảo vệ các loài thiên địch của rệp, đặc biệt là nhóm bọ rùa và ruồi ăn rệp. . nhiệt đới, rệp sinh sản theo lối đơn tính, đẻ con. - Rệp là loại sâu hại quan trọng nhất đối với bông ở thời kỳ cây con. - Rệp chích hút nhựa ở ngọn cây bông non, các lá non và chồi bông. Trong. tiếp theo của cây bông. ở các giai đoạn sau, khi bông có nụ, quả, rệp gây hại có thể làm rụng nụ, rụng quả, thiệt hại về năng suất. Mật độ rệp trên lá cao nhất ở vào thời kỳ bông 40-50 ngày tuổi,. và chồi bông. Trong các giai đoạn sau rệp phá hại ở nụ, hoa và bẹ lá dài. - Rệp phá hại ngay từ khi cây bông mới ra lá thật, làm cho cây bị còi cọc, lá bông không phát triển được, do đó ảnh