Phòng GD&ĐT Đông Hà ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 Trường THCS Trần Quốc Toản MÔN: VẬT LÍ 7 Thời gian: 45 phút ************ Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào? ( 1 điểm) Câu 2: Vật màu đen có tự nó phát ra ánh sáng và hắt lại ánh sáng chiếu vào nó hay không? (1 điểm) Câu 3: Hãy nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng? (1 điểm) Câu 4 : Góc phản xạ có mối quan hệ như thế nào với góc tới? (1 điểm) Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì? (1 điểm) Câu 6: Bộ phận dao động phát ra âm của đàn ghi ta là bộ phận nào? (1 điểm) Câu 7: Nếu hát ở phòng rộng và phòng hẹp thì hát nơi nào nghe rỏ hơn? Hãy giải thích ( 2 điểm) Câu 8: Cho hình vẽ sau: A B I a/ Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB (1 điểm) b/ Hãy vẽ tia phản xạ của tia AI ( 1 điểm) ****** HẾT ****** ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM VẬT LÝ 7 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010 Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt ta( 1 điểm) Câu 2: Không( 1 điểm) Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng( 1 điểm) Câu 4: Góc phản xạ bằng góc tới. ( 1 điểm) Câu 5 : Các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi có các tính chất sau: ( 1 điểm) - Là ảnh ảo không hứng được trên màng chắn - Ảnh nhỏ hơn vật Câu 6: Dây đàn( 1 điểm) Câu 7 : Khi hát trong phòng hẹp nghe rỏ hơn. Vì: khi hát trong phòng hẹp mặt dù vẩn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ và âm nói ra đến tai gần như cùng một lúc vì vậy ta nghe rỏ . Còn ở phòng rộng ta nghe thấy tiếng vang vì vậy khi hát nghe không rỏ. ( 2 điểm) Câu 8: ( 2 điểm)- Vẽ đúng ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng được 1điểm - Vẽ được tia phản xạ của tia tới AI được 1điểm Phòng GD-ĐT Đông Hà ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 A B A’ B ’ I R Trường THCS Trần Quốc Toản MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 Thời gian:45 phút (không kể thời gian giao đề) Người ra đề: Trương Hữu Hùng *********************** Câu 1(1đ): Giải thích hiện tượng chớp, sấm, sét. Câu 2(2đ): Có một mạch điện gồm pin, bóng đèn, dây nối và công tắc. đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Hãy nêu những nguyên nhân có thể gặp phải? Câu 3(2đ): Nêu các tác dụng của dòng điện? Mổi tác dụng lấy một ví dụ. Câu 4(1đ): Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người? + - Câu 5(4đ): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: a. Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn I b. Biết cường độ dòng điện I 1 = 0.5 A; I= 1.5 A. Tính cường độ dòng điện I 2 ? *********HẾT********* ĐÁP ÁN VẬT LÝ 7 HK II NĂM HỌC 2009-2010 Câu 1(1đ): Sự cọ xát mạnh giữa những đám mây trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh chớp chói lòa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất) Câu 2(2đ): Những nguyên nhân có thể gặp phải: - Dây tóc bóng đèn bị đứt. - Bóng đèn tiếp xúc không tốt với đui đèn. - Các chốt nối dây lỏng. - Dây dẩn đứt ngầm bên trong. - Công tắc tiếp xúc không tốt. - Pin cũ (hết pin). Câu 3(2đ): (nêu được một tác dụng và cho ví dụ 0,4đ) - Tác dụng nhiệt: dây tóc bóng đèn phát sáng - Tác dụng phát sáng: bóng đèn bút thử điện phát sáng. - Tác dụng từ: chuông điện kêu. - Tác dụng hóa học: mạ điện. - Tác dụng sinh lí: làm cơ co giật Câu 4(1đ): Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua cơ thể người làm cơ co giật rất mạnh, mất khả năng rút tay khỏi dây điện khi chạm phải. Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim. Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập. Câu 5(4đ): Mỗi ý đúng 2đ. a. Hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn bằng nhau U 1 = U 2 = U b.Hai bóng đèn mắc song song nên I =I 1 + I 2 => I 2 = I - I 1 = 1.5- 0.5 = 1mA *********************************** I 2 I 1