TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 9/ ……. HỌ VÀ TÊN: …………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: VẬT LÝ 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất điền kết quả vào phần bài làm. 1. Với thí nghiệm được bố trí như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây? A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB. B. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi. C. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ. D. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ. 2. Ảnh của vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là ảnh nào dưới đây? A. Ảnh thật, cùng chiều vật. B. Ảnh thật, ngược chiều vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều vật. 3. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló nào dưới đây? A. Tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia ló song song với trục chính. C. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. D. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó. 4. Trong hình dưới, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách xy? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D 5. Mắt chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 50cm là mắt bị tật gì và phải đeo kính gì để nhìn rõ các vật ở xa? A. Cận thị và phải đeo kính phân kỳ. B. Cận thị và phải đeo kính hội tụ. C. Mắt lão và phải đeo kính phân kỳ D. Mắt lão và phải đeo kính hội tụ 6. Có thể có được ánh sáng trắng khi: A. Trộn các ánh sáng đỏ, vàng, xanh với nhau. B. Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau. C. Trộn các ánh sáng đỏ, cam, xanh với nhau. D. Ba cách trộn trên đều không có được ánh sáng trắng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 12V, cuộn dây sơ cấp có 5500 vòng. a. Tính số vòng dây ở cuộn thứ cấp? b. Nếu hiệu điện thế đưa vào 12V ta có thể lấy ra hiệu điện thế 220V ở máy này được không? Nếu được bằng cách nào? Câu 2. Đặt một vật sáng AB cao 5cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 5 cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20cm. a. Trình bày cách dựng ảnh A / B / của vật AB tạo bởi thấu kính theo đúng tỉ lệ. b. Ảnh A / B / của AB tạo bởi thấu kính là thật hay ảo? Vì sao? c. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh. BÀI LÀM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B C D A B II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. (3,0 điểm) a. Tính đúng số vòng dây ở cuộn thứ cấp 2điểm b. Nếu HĐT đưa vào 12V ta có thể lấy ra HĐT 220V ở máy này được . Bằng cách lấy cuộn gồm 5500vòng dây làm cuộn thứ cấp. 1điểm 2 .(4,0) điểm a. - Dựng ảnh đúng tỉ lệ (0,5 điểm) - Trình bày được cách dựng ảnh đúng (0,5 điểm) b. Ảnh thật vì 2 tia ló gặp nhau tạo thành ảnh. (0,5 điểm) *Xét 2 ∆ đồng dạng 0AB và 0A / B / ta có: ''' OA OA BA AB = (1) (0,5 điểm) *Xét 2 ∆ đồng dạng FOI và FA / B / ta có: ''' FA FO BA AB = (2) (0,5 điểm) Từ (1) và (2) ta có: '' OA OA FA FO = (0,5 điểm) Thay số và tính kết quả tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh 1 điểm TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 8/ ……. HỌ VÀ TÊN: …………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất điền kết quả vào phần bài làm. 1/ Câu nào sau đây nói về công suất không đúng? A. Đơn vị công suất là jun (J) B. Đơn vị công suất là jun trên giây (J/s) C. Đơn vị công suất là oát (W) D. Công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. 2/ Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng? A. Quả cầu lông đang bay. B. Lò xo bị ép. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. 3/ Con lắc có vị trí cân bằng (độ cao thấp nhất) ở B, cao nhất ở A và C (hình 1). Ở vị trí nào con lắc có vị trí thế năng nhỏ nhất? A. Vị trí A B. Vị trí C C. Vị trí B D. Vị trí A và C. 4/ Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử chất khí: A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. B. Chuyển động hổn lọan không ngừng. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động lặp đi lặp lại xung quanh một vị trí cố định. 5/ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. chỉ ở chất rắn B. chỉ ở chất lỏng C. chỉ ở chất khí D. ở cả chất rắn, lỏng, khí. 6/ Có 2 bình đựng nước ở cùng nhiệt độ. Người ta dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun 2 bình nước này trong 5 phút, người ta thấy nhiệt độ của nước trong 2 bình này trở nên khác nhau. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở 2 bình trở nên khác nhau? A. Thời gian đun. B. Lượng chất lỏng chứa trong mỗi bình C. Nhiệt lượng mỗi bình nhận được. D. Loại chất lỏng chứa trong mỗi bình II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 1/ Mô tả sự chuyển hóa cơ năng trong các trường hợp: Một con lắc được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn rồi thả ra. 2/ Giải thích các hiện tượng: Tại sao xăm xe đạp còn tốt, bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp. 3/ Cho ấm nhôm có khối lượng 0,3 kg đựng 3l nước ở nhiệt độ phòng là 28 0 C. a/ Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/Kg.K; của nước là 4200 J/Kg.K b/ Người ta dùng một bếp dầu để đun sôi ấm nước trên thì tốn 30g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp? Cho năng suất tỏa nhiệt của dầu là q = 4,4.10 6 J/kg. BÀI LÀM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B C D A B II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 1/ Mô tả sự chuyển hóa cơ năng: (1.5 điểm) Khi bỏ tay giữ con lắc ra, con lắc chuyển động nhanh dần từ A đến B, chậm dần từ B đến C, rồi lại chuyển động nhanh dần từ C đến B, chậm dần từ từ B đến A… Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển thành động năng. Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển thành thế năng. Tại A và C thế năng lớn nhất, động năng bằng 0, ngược lại tại B động năng lớn nhất, thế năng bằng 0 2/ Giải thích các hiện tượng xăm xe đạp còn tốt, bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp. (1.5 điểm) - Giữa các phân tử, nguyên tử cao su cấu tạo nên xăm xe có khoảng cách. - Các phân tử, nguyên tử không khí có trong xăm xe luôn chuyển động không ngừng về mọi phía, xen vào khoảng cách của phân tử, nguyên tử cao su đi ra ngoài. Do đó xăm xe đạp còn tốt, bơm căng để lâu ngày vẫn bị xẹp 3/ (4 điểm) a/ Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên. (2.0 điểm) Có lời giải, viết công thức, thay số, tính đúng kết quả Q 1 = c 1 m 1 (t 2 – t 1 ) = 880. 0.3 (100 – 28) = 19 008 J Q 2 = c 2 m 2 (t 2 – t 1 ) = 4200. 3 (100 – 28) = 907 200 J Q thu = Q 1 + Q 2 = 19 008 J + 907 200 J = 926 208J b/ Tính hiệu suất của bếp (2.0 điểm) Lý giải Q thu chính là nhiệt lượng có ích. Tính nhiệt lượng tỏa ra là nhiệt lượng toàn phần: Q tỏa = Q toanphan = q.m = 44.10 6 . 0,03 = 1 320 000J 2.70%100. 1320000 920208 %100. === Qtoanphan Qci H TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 7/ ……. HỌ VÀ TÊN: …………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất điền kết quả vào phần bài làm. 1. Dòng điện là A. Dòng elctron dịch chuyển. B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng C. Dòng điện tích dịch chuyển. D. Dòng dịch chuyển có hướng 2. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt là vô ích ? A. Bàn là điện B. Quạt điện. C . Bếp điện D. Nồi cơm điện. 3. Hai quả cầu giống nhau được treo trên sợi chỉ tơ sau khi cọ sát đưa lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Một thanh nhựa nhiễm điện, thanh kia không nhiễm điện. B. Hai thanh nhựa nhiễm điện khác loại. C. Hai thanh nhựa đều bị nhiễm điện. D. Hai thanh nhựa nhiễm điện cùng loại. 4. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có một hiệu điện thế. B. Giữa hai chốt dương và âm của Ampe kế có một hiệu điện thế. C. Giữa hai cực của một nguồn điện có một hiệu điện thế. D. Giữa hai cực dương và âm của vôn kế có hiệu điện thế. 5. Vôn là đơn vị của: A. Cường độ dòng điện B. Hiệu điện thế C. Khối lượng riêng D. Thể tích 6. Dụng cụ đo hiệu điện thế là : A. Ampe ( A) B. Am pe kế C. Vôn (V) D. Vôn kế II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) 1. Nêu quy ước chiều của dòng điện. Đo cường độ dòng điện dùng dụng cụ nào ? Nêu cách mắc dụng cụ đó. 2. a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn, 2 khoá K sử dụng độc lập cho hai bóng đèn, ampe kế đo cường độ qua đèn 1. b. Hãy biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ đó và kí hiệu chốt dương (+), âm (-) trên ampe kế. 3. Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương? 4. Cho mạch điện sơ đồ như hình vẽ. a. Hãy so sánh cường độ dòng điện qua các bóng đèn. b. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là U 12 = 1,3V, giữa hai điểm 1 và 3 là U 23 =1,7V. Hãy tính hiệu điện thế U 13 giữa hai điểm 1 và 3. BÀI LÀM I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 Kết quả + - 1 2 3 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 7 A Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Mỗi câu đúng 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn B B D C B D B. Tự luận : (7 điểm ) Câu 1: 2 điểm Nêu quy ước chiều của dòng điện 1điểm Đúng dụng cụ .đúng cách mắc dụng cụ đó. 1điểm Câu 2: (1 điểm ) a. Vẽ đúng sơ đồ mạch điện 2 bóng đèn mắc song song 1 diểm b. Biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ mạch điện đúng ở hai nhánh 1 điểm Câu 3: 1 điểm - Dùng thanh thủy tinh cọ xát vào lụa (thanh thủy tinh nhiễm điện dương ) đưa lại gần vật nhiễm điện cần kiểm tra. Nếu chúng hút nhau thì vật đó nhiễm điện âm còn chúng đẩy nhau thì vật đó nhiễm điện dương. (Hoặc dùng thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô.) Câu 4: (2 điểm) a/ Cường độ dòng điện qua các bóng đèn đều bằng nhau 1điểm b/ U 13 = U 12 - U 23 = 3V 1 điểm TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP LỚP: 6/ ……. HỌ VÀ TÊN: …………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: I. Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, điền vào ô bài làm. 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? a. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng tăng b. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng giảm c. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm d. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng 2. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ? a. Nhiệt kế rượu b. Nhiệt kế thuỷ ngân c. Nhiệt kế y tế d. Cả ba nhiệt kế trên không dùng được 3. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự đông đặc ? a. Đốt nóng một ngọn nến b. Cục nước đá trong ly nước. c. Băng phiến đang ở 60 o C d. Đặt khay nước vào ngăn đá của tủ lạnh 4. Cách sắp xếp sự nở vì nhiệt theo thứ tự từ nhiều tới ít, thì cách nào sau đây là đúng ? a. Rắn , lỏng , khí. b. Khí , rắn , lỏng c. Khí , lỏng , rắn d. Lỏng , khí , rắn II. Điền chữ Đ vào câu đúng và chữ S vào câu sai. 1. Nhiệt độ nóng chảy của một chất cao hơn nhiệt độ đông đặc của chất đó 2. Nước đá nóng chảy ở 0 o C III. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau . Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là ………….của hơi nước đang sôi là ………… B. TỰ LUẬN 1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi bình thuỷ, rồi đậy lại ngay thì hay có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích ? 2. Đổi nhiệt độ sau: a. 55 0 c = ? 0 F b. 185 0 F = ? 0 C 3. Theo dõi quá trình chuyển thể của một chất theo nhiệt độ, người ta lập một bảng như sau: Thời gian (phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 Nhiệt độ ( 0 C) -4 0 0 0 0 2 4 6 a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình trên vào hệ trục tọa độ kẻ sẵn bên dưới bài làm. b. Chất đó có tên gọi là gì? Vì sao? BÀI LÀM A . TRẮC NGHIỆM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 6 A. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm I. 1. 1 C 0.5 điểm . 2 B 0.5 điểm . 3 D 0.5 điểm 4 C 0.5 điểm II . 1 S 0.25 điểm 2 Đ 0.25 điểm III. 1. 32 o F 0.25 điểm 212 o F 0.25 điểm B. TỰ LUẬN: 7 điểm 1. Nút bình thuỷ hay bị bật ra 0.5 điểm Giải thích : Vì khi rót nước ra không khí từ ngoài đi vào gặp nóng sẽ nở ra và gây nên lực lớn đẩy nút bật ra . 0.5 điểm 2. a . 131 0 F 1 điểm b . 85 0 C 1 điểm 3 . a Vẽ đúng đồ thị 3 điểm 6 4 2 0 -2 -4 0 1 2 3 4 5 6 7 b. Nước và giải thích được 1 Điểm . J Q 2 = c 2 m 2 (t 2 – t 1 ) = 420 0. 3 (100 – 28 ) = 907 20 0 J Q thu = Q 1 + Q 2 = 19 008 J + 907 20 0 J = 926 20 8J b/ T nh hiệu suất của bếp (2. 0 điểm) Lý giải Q thu ch nh là nhiệt lượng. lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Một thanh nh a nhiễm điện, thanh kia không nhiễm điện. B. Hai thanh nh a nhiễm điện khác loại. C. Hai thanh nh a đều bị nhiễm. (thanh thủy tinh nhiễm điện dương ) đưa lại gần vật nhiễm điện cần kiểm tra. Nếu chúng hút nhau thì vật đó nhiễm điện âm còn chúng đẩy nhau thì vật đó nhiễm điện dương. (Hoặc dùng thanh nh a