"Lướt sóng phong trào" dễ mắc bẫy Đi kèm với "hội chứng đám đông" và trào lưu lướt sóng là nguy cơ mắc bẫy rất cao đối với người mới chơi chứng khoán Thị trường chứng khoán hiện xuất hiện ngày càng nhiều những nhà đầu tư siêu ngắn hạn. Đi kèm với tầng lớp này là xu hướng "lướt sóng" cổ phiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ phẩm chất và điều kiện để trở thành một nhà đầu tư lướt sóng chuyên nghiệp. Vì thế đi kèm với "hội chứng đám đông" và trào lưu lướt sóng là nguy cơ mắc bẫy rất cao đối với người mới chơi chứng khoán. Dễ "mắc bẫy đại gia" Hiện nay, chúng ta rất ít thấy nhà đầu tư trao đổi hay phân tích và đánh giá một công ty có khả thi hay không, và triển vọng của công ty ra sao trong một hai năm tới. Không ít quan niệm cho rằng đầu tư dài hạn là cái gì đó sai lầm. Với lý lẽ rằng khi mua cổ phiếu đó khi lãi 5 - 10% bán ra rồi sẽ có cơ hội mua lại rẻ hơn, tuy nhiên thực hiện việc này có dễ hay không thì họ khó có câu trả lời. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đang mua bán theo sự mách bảo của những nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn, qua những thông tin trên diễn đàn. Nếu quan sát thấy thị trường xuất hiện và tồn tại tâm lý mua theo kiểu "té nước theo mưa" hay phong trào: Khi có lượng cầu đột ngột gia tăng vào một cổ phiếu nào đó, lập tức các nhà đầu tư khác cũng tiếp sức bằng cách đặt lệnh mua ở mức ưu tiên cao nhất là ATO, giá trần, ATC tương ứng ở các đợt khớp lệnh, không cần biết mã cổ phiếu đó tăng giá từ nguyên nhân gì. Chính vì điều này mà ta được chứng kiến nhiều hiện tượng cổ phiếu nào đó tăng trần liên tục với lượng cầu tưởng như không thể đáp ứng nổi, thậm chí có khi nguồn cầu vượt cả lượng cổ phiếu phát hành của một công ty (trường hợp của cổ phiếu TSC gần đây), ngược lại lượng cung rất ít. Tuy nhiên, chỉ khi có sự quay đầu trong giá cổ phiếu đó, lượng cầu khổng lồ trước đó tự nhiên biến mất cùng với sự ào ạt trong cung sàn. Cuộc chơi đầy cảm xúc này luôn mang lại đau thương cho kẻ nhảy sau cùng. Lợi dụng tâm lý này, ta thấy không ít dấu hiệu "làm giá" của một số tổ chức và nhà đầu tư lớn hay còn được thị trường gọi chung với cái tên "đại gia", họ mua vào ào ạt lệnh "limit" giá trần ngay tại đợt khớp lệnh đầu tiên ở một tài khoản, hay đợt khớp lệnh cuối cùng tạo cho cổ phiếu của họ tăng trần và có hiện tượng hiếm, lập tức các nhà đầu tư phong trào tiếp sức tranh mua bằng các lệnh ATO, giá trần hay ATC tương ứng ở các đợt khớp lệnh 1,2 và 3. Khi đó "đại gia" sẽ bán ra ở một tài khoản khác. Do lệnh của "đại gia" ưu tiên sau các lệnh ATO, hay ATC do vậy mặc dù đặt mua lượng lớn giá trần nhưng thường không được khớp. Họ sẽ thao tác hủy lệnh của mình tại đợt khớp lệnh thứ 2 khi mà lệnh giá trần của họ lại được ưu tiên khớp đầu tiên. Học phí cao Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, họ phải đưa ra nhiều quyết định trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên không phải quyết định nào cũng đúng. Đưa ra được 50% quyết định đúng đã được coi là "day_trader" ("lướt sóng" trong ngày). Khi đưa ra quyết định sai, công việc tiếp theo của họ là phải sửa chữa, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cho bán khống, và chu kỳ giao dịch T+3, luôn mất nhiều thời gian và chi phí để sửa chữa các quyết định sai. Do vậy không phải ai cũng có thể là "day_trader". Ngược lại nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một công ty tốt để đầu tư. Bán "lúa non" Biến động của giá cổ phiếu trong ngắn hạn có khi tăng đến hơn 50% (chẳng hạn như REE, STB, SJS trước đây, hay HAS,TS4, BBC gần đây). Nhà đầu tư ngắn hạn luôn đặt ra nguyên tắc về lợi nhuận để không bị tâm lý tham lam ảnh hưởng đến quyết định, họ đặt cho mình mức giới hạn lãi lỗ để bán, ví dụ như các mức 5%, 10%, 20% tuỳ thuộc vào tình hình, nhưng thường là không cao quá 30%. Đây chính là lý do họ bỏ qua những cổ phiếu có cơ hội tốt với mức độ tăng giá lớn hơn. Chi phí cơ hội không nhỏ Việc mua bán ngắn hạn đòi hỏi nhà đầu tư ngắn hạn phải liên tục theo dõi diễn biến thị trường, trí óc của "day_trader" luôn tập trung cao dễ ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe. Họ luôn phải sống với những cảm xúc của thị trường và đây là những chi phí không phải ai cũng có thể thống kê và hạch toán. Không chăm chút cho doanh nghiệp Nhà đầu tư ngắn hạn quan tâm rất hời hợt đến doanh nghiệp, có khi chẳng cần phân tích tình hình tài chính, đến những quyết định của hội đồng quản trị hay ban điều hành công ty. Chúng ta cũng có thể thấy rất ít các phản ứng của cổ đông trong các buổi đại hội cổ đông tại Việt Nam, mặc dù thực tế không ít các phương án đưa ra bất lợi cho họ. Hành xử của đa số nhà đầu tư là mua khi có tin họ cho là tốt và bán khi họ nghĩ là xấu. Ngược lại những nhà đầu tư dài hạn lại quan tâm sâu hơn đến những vấn đề này. Có rất nhiều yếu tố cần thiết để có thể trở thành nhà đầu tư ngắn hạn: Kiến thức, năng khiếu, sự nhạy bén, sức khoẻ, thời gian, độ tuổi, kinh nghiệm nhà đầu tư nên xét xem mình có hội đủ các yếu tố đó không rồi quyết định cho mình một hướng đi cũng như chiến thuật mua bán, nắm giữ phù hợp. . "Lướt sóng phong trào" dễ mắc bẫy Đi kèm với "hội chứng đám đông" và trào lưu lướt sóng là nguy cơ mắc bẫy rất cao đối với người mới chơi chứng. kèm với "hội chứng đám đông" và trào lưu lướt sóng là nguy cơ mắc bẫy rất cao đối với người mới chơi chứng khoán. Dễ " ;mắc bẫy đại gia" Hiện nay, chúng ta rất ít thấy nhà. với tầng lớp này là xu hướng "lướt sóng& quot; cổ phiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ phẩm chất và điều kiện để trở thành một nhà đầu tư lướt sóng chuyên nghiệp. Vì thế đi kèm với