Phân ngành cho cổ phiếu: Sẽ còn tranh cãi nhiều! Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa công bố danh sách phân ngành thử nghiệm. Sau thời gian dài chậm chễ, danh sách phân ngành chính thức từ HOSE liệu có thể chấm dứt tình trạng “loạn” phân ngành cho các cổ phiếu niêm yết hiện nay? Việc xác định cổ phiếu thuộc ngành nào có lẽ không phải là điều đáng bận tâm đối với nhiều nhà đầu cơ. Cứ cổ phiếu nào lắm sóng, tính đầu cơ cao là được ưa chuộng. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản, việc đánh giá cổ phiếu cá biệt vẫn phải đặt trong mối tương quan với các cổ phiếu khác trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Sự so sánh các cổ phiếu tương đồng với nhau và so sánh với mặt bằng chung có thể giúp lựa chọn tốt hơn những cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực đó. Hiện tại hầu như công ty chứng khoán nào cũng tự xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu về các cổ phiếu niêm yết. Trong đó, việc không thể không làm là nhóm các cổ phiếu vào các ngành khác nhau, từ ngành cấp 1 đến các ngành thấp hơn, cấp 2, cấp 3. Mặc dù công ty nào cũng ghi rõ các tiêu chí xác định cổ phiếu này thuộc ngành nào và đều “theo chuẩn quốc tế” nhưng kết quả lại khác biệt rất xa. Dĩ nhiên với một số doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh hẹp như trồng và khai thác cao su tự nhiên, vận tải đường thủy, đường bộ thì không khó để “nhốt chung một rọ”. Còn với những doanh nghiệp đa ngành, ví dụ vừa vận tải, vừa buôn đất hay đi xây chung cư thì rõ ràng khó có thể bắt bẻ và tìm được sự thống nhất. Một ví dụ cụ thể mà thị trường đã bàn tán từ lâu là trường hợp của Công ty FPT. Danh tiếng và hoạt động của công ty này từ trước đến nay vẫn được đa số xếp vào hàng “đại gia” làng công nghệ thông tin. Rất nhiều công ty chứng khoán cũng xếp FPT vào lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc công nghệ như công ty chứng khoán FPT, công ty chứng khoán Rồng Việt, công ty chứng khoán VNDirect hay các công ty cung cấp dữ liệu độc lập như StoxPlus. Tuy nhiên với không ít nhà đầu tư, FPT vẫn được xem là có thế mạnh chủ yếu ở hoạt động phân phối các sản phẩm như điện thoại, máy tính Ví dụ theo phân ngành của StoxPlus, FPT được xếp vào ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên lưu ý phân ngành của tổ chức này lại ghi rõ: “Ngành công nghệ thông tin bao gồm các công ty dịch vụ phần mềm, cung cấp phần cứng và thiết bị cũng như các đơn vị cung cấp các dịch vụ hệ thống thông tin. Các đơn vị cung cấp thiết bị viễn thông cũng nằm trong ngành này. Doanh số từ phần mềm và hệ thống thông tin không chiếm tỷ trọng chi phối của tập đoàn này nhưng FPT vẫn được phân vào ngành này do tập đoàn này được xem là đơn vị dẫn đầu ngành công nghệ thông tin của Việt Nam”! Kết quả phân ngành thử nghiệm của HOSE lại cho một kết quả khác biệt: FPT được xếp vào ngành G: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Như vậy có thể hiểu ngắn gọn là FPT – theo HOSE – thuộc lĩnh vực Bán buôn và bán lẻ! Sự khác biệt này có thể là do điểm tiếp cận khác nhau và tên gọi ngành khác nhau. Chẳng hạn Tập đoàn công nghệ CMC (mã cổ phiếu CMG) được VNDirect xếp vào lĩnh vực “công nghệ”, ngành “phần mềm và dịch vụ máy tính”. Trong khi đó CMG được HOSE xếp vào ngành “Thông tin và Truyền thông”. Theo quan điểm và tiêu chí phân ngành của HOSE, các công ty niêm yết được phân vào một ngành cấp 3 duy nhất trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007). Hệ thống ngành kinh tế này được Tổng cục thống kê xây dựng trên cơ sở Phân ngành chuẩn quốc tế (phiên bản 4.0) đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua năm 2006. Trong khi đó nhiều tổ chức khác áp dụng chuẩn phân ngành ICB được hãng Dow Jones và FTSE xây dựng. Tiêu chí phân ngành của HOSE cũng nêu rõ là căn cứ trên hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Doanh thu là yếu tố quyết định hoạt động kinh doanh chính của công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của một công ty niêm yết sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty đó. Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liền kề năm phân ngành và chiếm trên 50% trở lên trong tổng doanh thu bình quân của công ty niêm yết thì xếp công ty vào một ngành cấp 3 duy nhất trong VSIC 2007 tương ứng với hoạt động đó Việc phân ngành của HOSE mới đang trong quá trình thử nghiệm và chắc chắn sẽ còn nhiều tranh cãi. HOSE cũng đang kêu gọi các thành viên thị trường phản hồi ý kiến đóng góp trong tháng 12 này để công bố chính thức vào ngày 15/1/2011. Dĩ nhiên khi đã có một bảng phân ngành chính thức từ HOSE thì cũng không thể cấm các tổ chức khác phân ngành theo ý mình. Tuy nhiên nếu các bảng phân ngành cứ “loạn xạ” thì nhà đầu tư không biết phải tin vào đâu. Mặt khác, phân ngành cho các cổ phiếu thường đi kèm việc xây dựng chỉ số ngành. Đây là công cụ hữu ích để nhà đầu tư lọc ra những ngành đang thu hút sự chú ý của dòng tiền cũng như tìm kiếm những cổ phiếu mạnh nhất trong ngành đó. Tuy nhiên, điều khiến các bảng phân ngành có thể trở nên ít tác dụng là rổ cổ phiếu khác nhau sẽ phản ánh chỉ số khác nhau. Các số liệu tổng quan về ngành như chỉ số giá trên lợi nhuận bình quân ngành, bình quân lợi nhuận trên cổ phiếu ngành, bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng ngành cũng sẽ khác nhau. Nhà đầu tư không thể sử dụng những chỉ số đó để so sánh nếu mỗi tổ chức có một số liệu khác nhau. Ngay với HOSE, nếu bảng phân ngành không thuyết phục được thị trường thì cũng trở nên vô nghĩa. . Phân ngành cho cổ phiếu: Sẽ còn tranh cãi nhiều! Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa công bố danh sách phân ngành thử nghiệm. Sau thời gian dài chậm chễ, danh sách phân ngành. tình trạng “loạn” phân ngành cho các cổ phiếu niêm yết hiện nay? Việc xác định cổ phiếu thuộc ngành nào có lẽ không phải là điều đáng bận tâm đối với nhiều nhà đầu cơ. Cứ cổ phiếu nào lắm sóng,. động phân phối các sản phẩm như điện thoại, máy tính Ví dụ theo phân ngành của StoxPlus, FPT được xếp vào ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên lưu ý phân ngành của tổ chức này lại ghi rõ: “Ngành