Chứng khoán “đồng hành” cùng lãi suất! Theo lý thuyết, khi lãi suất ngân hàng tăng thì chứng khoán giảm. Tuy nhiên, lịch sử TTCK Việt Nam đã cho thấy, có thời điểm lãi suất tăng và chứng khoán cũng tăng. Trong thời gian qua, lãi suất huy động bằng VND liên tục tăng. Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng, lãi suất huy động bằng VND ở một số ngân hàng thương mại với những kỳ hạn ngắn đã tăng từ 11%/năm lên trên 17%/năm. Đồng thời, lãi suất cho vay bằng VND cũng leo thang từ 13-14%/năm lên 19-21%/năm (tùy từng loại khoản vay). Cho dù mới đây, một số ngân hàng đã đạt được thoả thuận đưa lãi suất huy động xuống mức không quá 15%/năm (kể cả khuyến mãi) bắt đầu áp dụng từ ngày 11/12, nhưng dẫu sao, thì đây vẫn là một mặt bằng lãi suất khá cao. Ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả và thị trường (Bộ Tài chính) cho biết, có nhiều yếu tố tác động đến lãi suất, trong đó có lý do từ biến động liên tục của thị trường nguyên- nhiên - vật liệu cơ bản, của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế… Những yếu tố này làm cho việc kiểm soát lạm phát nói chung và ổn định lãi suất nói riêng trở nên khó khăn. Các chuyên gia nhận định, về mặt lý thuyết, việc lãi suất ngân hàng tăng thường có những tác động tiêu cực đến TTCK, còn trên thực tế, không phải lúc nào tác động này cũng đủ mạnh để gây áp lực với TTCK. Nếu xét trên lý thuyết, lãi suất tăng sẽ tạo một kênh đầu tư cạnh tranh hơn, khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc việc gửi tiền hưởng lãi, thay vì mua cổ phiếu. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng lên, các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí lãi suất cho vay cao, giảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh, qua đó sẽ giảm lợi nhuận tương lai có thể chia cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, còn thực tế thì sao? Nhìn lại lịch sử của TTCK Việt Nam, vẫn có những thời điểm cả lãi suất ngân hàng lẫn chứng khoán cùng tăng. Giữa năm 2008, thị trường tiền tệ cũng đã từng chứng kiến một cuộc “nổi loạn” của lãi suất. Khi đó, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng tăng từng ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn, mặt bằng lãi suất đã tăng vọt từ 10 đến 12%/năm lên đến đỉnh điểm khoảng 19%/năm mới dừng lại. Tuy nhiên, TTCK không hề bị tụt dốc, mà ngược lại, vẫn có những thời điểm thăng hoa khá ngoạn mục. Khi đó, chỉ số VN- Index đã tăng mạnh từ mốc 400 điểm lên đến gần 600 điểm mới chịu dừng lại. Nghịch lý trên khiến cho một số người tỏ ra nghi ngờ về lý thuyết về mối liên hệ giữa lãi suất ngân hàng và TTCK. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lý thuyết không sai, mà nó vẫn vận động đúng theo quy luật riêng. Chỉ có điều, diễn biến của TTCK còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó lãi suất chỉ là một yếu tố. Do đó, việc hồi phục của TTCK là biến động theo đúng quy luật, đưa thị trường trở lại mặt bằng giá với đúng giá trị của nó. Thực tế thị trường từ đầu tháng 12 tới nay cho thấy, cho dù lãi suất ngân hàng tăng mạnh, nhưng chứng khoán vẫn tăng đều đặn trong đà phục hồi và có biểu hiện xu hướng đi lên đang ngày một hình thành rõ nét hơn. . Chứng khoán “đồng hành” cùng lãi suất! Theo lý thuyết, khi lãi suất ngân hàng tăng thì chứng khoán giảm. Tuy nhiên, lịch sử TTCK Việt Nam đã cho thấy, có thời điểm lãi suất tăng và chứng. có những thời điểm cả lãi suất ngân hàng lẫn chứng khoán cùng tăng. Giữa năm 2008, thị trường tiền tệ cũng đã từng chứng kiến một cuộc “nổi loạn” của lãi suất. Khi đó, lãi suất huy động của. xét trên lý thuyết, lãi suất tăng sẽ tạo một kênh đầu tư cạnh tranh hơn, khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc việc gửi tiền hưởng lãi, thay vì mua cổ phiếu. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng lên, các