Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
147,42 KB
Nội dung
Kỳ vọng và lòng tin của công chúng vào kết quả kiểm toán Một vài năm gần đây, trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã xuất hiện một kênh thông tin mới được xã hội và nhân dân rất quan tâm. Đó là việc công khai kết quả kiểm toán tài chính nhà nước của Tổng Kiểm Toán Nhà Nước. Người dân và xã hội có thêm thông tin và sự đánh giá về tình hình tài chính nhà nước, tài chính quốc gia và trực diện là tình hình quản lí, tập trung, sử dụng ngân sách nhà nước. Đây là những đánh giá mang tính chuyên môn, khách quan về sự tin cậy của thông tin tài chính, sự chuẩn xác của các khoản thu, của những khoản chi ngân quỹ. Đồng thới cũng thấy rõ nh ững sai phạm, những khiếm khuyết của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ quản lí và s ử dụng tiền, tài sản của nhà nước, của nhân dân cho việc công, cho lợi ích chung. Không giống như Quốc hội, Hội đồng nhân dân sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước cho các quyết sách và điều hành đất nước, công chúng và xã hội xem xét và đánh giá kết quả kiểm toán để củng cố lòng tin về sự minh bạch của Chính phủ, góp thêm tiếng nói và dư luận để cảnh báo, răn đe và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm trước dân,trước nhà nước. Có thể nói, cùng với sự hình thành hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong thời kì đầu của công cuộc đổi mới kinh tế, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã được hình thành và đi vào hoạt động là một đòi hỏi và là một tất yếu khách quan trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo và nâng cao hi ệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lí nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), tình hình quản lý và sử dụng ngân quỹ quốc gia , các nguồn lực tài chính công, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống tệ lãng phí, tham nhũng trong nền kinh tế. Với chức năng kiểm tra xác nhận tính đúng đắn,trung thực, hợp pháp của thông tin về ngân quỹ nhà nư ớc, về số liệu NSNN; kiểm tra tính tuân thủ pháp luật tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng NSNN và tài sản công của các đơn vị, tổ chức có sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước, KTNN đã thực hiện hàng chục nghìn cu ộc kiểm toán với quy mô khác nhau tại các đơn vị có sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nư ớc thuộc hầu hết các lĩnh vực; kể cả lĩnh vực dự trữ quốc gia,an ninh, quốc phòng và hoạt động kinh tế của Đảng. Ngoài các cuộc kiểm toán theo kế hoạch hàng năm, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền. Bằng kết quả của hoạt động kiểm toán,KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng. Đó là những kết quả trực diện, có giá trị rất cụ thể. Điều đó có ý nghĩa quan trọng hơn là hoạt động và kết quả của họat động kiểm toán đã cung cấp những thông tin kịp thời, có độ tin cậy và tính thuyết phục cao cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cẩp trong quá trình quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, nhất là quá trình quyết định dự toán NSNN, quyết định phương án phân bổ ngân sách, phê chuẩn, quyết toán NSNN. Đồng thời kết quả kiểm toán đã giúp các Bộ, nghành và cá cơ quan có căn cứ đánh giá, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tính trung thực, minh bạch,hiệu qủa, kinh tế và tiết kiệm. Kiểm toán đã phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý về cơ chế chính sách hiện hành trong lĩnh vực quản lý điều h ành ngân sách, trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình,dự án v.v để kịp thời kiến nghị với Chính phủ,Quốc hội và cơ quan chức năngnghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế chuyển đổi, góp phần hoàn thiện và nâng cao quyền lực của nhà nước pháp quyền XHCN.Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã giúp các đơn vị được kiểm toán có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về thực trạng tài chính, về chất lượng công tác quản lý kinh tế tài chính, kịp thời phòng ngừa, phát hiện và ngăn ch ặn các biểu hiện cố tình vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, tiền và tài sản của Nhà nước, góp phần tích cực, có hiệu quả cao vào cuộc đấu tranh chống gian lận, tham nhũng và lãng phí, hạn chế thất thoát tài sản, tiền bạc của dân, của nước. Là một cơ quan không có tổ chức tiền thân, chưa có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức Nhà nước ở Việt Nam, thời gian hoạt động chưa dài nhưng KTNN đã khẳng định vai trò, vị trí trong hệ thống của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính của Nhà nước; khẳng định sự phù hợp trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật KTNN là công cụ để tăng cư ờng kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản Nhà nước,góp phần làm lành mạnh minh bạch nền tài chính quốc gia. KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập.Hoạt động kiểm toán Nhà nước phục vụ cuộc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngấn sách,tiền và tài sản của Nhà nước; góp phần thực hành ti ết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi ph ạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.Về nguyên tắc, KTNN hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và trung thực, khách quan. Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình hoạt động của KTNN, đảm bảo cho KTNN hoạt động có hiệu quả, phù hợp với tiến trình cải cách h ành chính và thông lệ quốc tế. Để KTNN xứng đáng và thoả mãn tốt hơn kì vọng của công chúng và tham gia cùng nhà nước, nhân dân duy trì một nền tài chính quốc gia có tiềm lực mạnh, minh bạch, hiệu quả cần phải thống nhất về nhận thức, triển khai đồng bộ các giải pháp: Một là, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Cần thấy rằng,KTNN là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của nhà nước pháp quyền, thực hiện quyền lực của nhân dân thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát và giám sát việc sử dụng NSNN, tài sản công (là những đồng tiền được đóng góp từ mồ hôi công sức của dân) cần có sự thống nhất về nhận thức, quan điểm về sự phân công nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp trong hoạt động kinh tế, tài chính để tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ, hợp tác cũng như việc giám sát của các ngành, các cấp và toàn xã hội đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát chi tiêu NSNN, vì một nền tài chính lành mạnh. Hai là, minh bạch và công khai về tài chính là một trong các tiền đề, điều kiện quan trọng để phát triển, để hội nhập kinh tế.KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập của một quốc gia, chịu trách nhiệm đánh giá độ trung thực của báo cáo tài chính; tính kinh tế và hiệu quả của hoạt động quản lý; nếu những thông tin kiểm toán được công bố công khai rộng rãi sẽ làm tăng thêm niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện để xã hội và người dân được quyền tham gia giám sát. Bởi vậy, công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán là việc làm cần thiết và phù hợp luật pháp, thông lệ và nguyên tắc quốc tế. Ba là, cần tôn trọng tối đa tính độc lập của KTNN, đặc biệt là trong quyêt định kế hoạch kiểm toán và tiến hành các hoạt động kiểm toán. Tính độc lập là vấn đề cốt lõi và xương sống của hoạt động kiểm toán, được hiểu theo cả hai khía cạnh:kiểm toán phải hoàn toàn độc lập,khách quan vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ và phải được đảm bảo sự độc lập bằng các quy định, các chế tài để tránh mọi sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi tiến hành hoạt động nghiệp vụ, kiểm toán có thể tiếp cận đầy đủ các bằng chứng và nguồn gốc thông tin; vô tư và khách quan trong thu [...]... KTNN là công cụ quan trọng thực hiện quyền lực của nhân dân bằng kiểm kê và kiểm soát trong xây dựng và quản lý đất nước Ý kiến và sự xác nhận của KTNN là sự đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính Tóm lại, KTNN là công cụ kiểm tra tài chính của nhà nước để thực hiện quyền lực của nhân dân bằng kiểm kê, kiểm soát Ý kiến và xác nhận của kiểm toán Nhà nước là bảo đảm sự tin cậy của các thông tin tài...thập, xem xét và đánh giá các thông tin, từ đó có những kết luận, xác nhận tin cậy về thực trang hoạt động kinh tế tài chính, về sự đầy đủ và chính xác của thông tin Hoạt động kiểm toán và kết quả của kiểm toán làm yên lòng những người sử dụng thông tin kế toán, sử dụng kêt luận của kiểm toán Đó là những kết luận có bằng chứng đã được đánh giá Quốc hội,Hội đồng nhân dân hoàn toàn yên lòng và có căn cứ... đảm bảo và kiểm tra tính độc lập, khách quan của từng kiểm toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, độ tin cậy và tính hiệu quả của các khoản thu chi ngân sách nhà nước Ý kiến của KTNN là căn cứ tin cậy Để đạt được điều đó KTNN phải xem xét, đánh giá thông tin một cách khách quan, chỉ tôn trọng pháp luật và phản ánh đúng sự thật Kiểm toán và nâng... các thông tin trên báo cáo kiểm toán sao cho có hiệu quả Cần tôn trọng quy trình cung cấp thông tin, đánh giá thông tin thật hiệu lực, hiệu quả Kiểm toán nhà nước, với chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, độ tin cậy của các thông tin, số liệu về NSNN, về hoạt động tài chính nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính-kế toán Thông tin và ý kiến của KTNN... cao phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, đảm bảo cho kiểm toán viên có tiếng nói độc lập khách quan Bốn là, KTNN không chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ mà cần triển khai và đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạt động Qua kiểm toán hoạt động sẽ có điều kiện xác định tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động thu-chi tài chính Nhà nước và những thất... kiến và xác nhận của kiểm toán Nhà nước là bảo đảm sự tin cậy của các thông tin tài chính ngân sách Xã hội và công chúng kỳ vọng rất nhiều vào thông tin và kết luận của KTNN Hy vọng KTNN sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của dân vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ... chuyên môn do Quốc hội lập Hoạt động kiểm toán nhà nước phải có những đánh giá và xác nhận rất khách quan về thông tin tài chính, ngân sách.Với dự toán và quyết toán ngân sách do chính phủ trình ra Quốc hội, kiểm toán phải đưa ra đánh giá chính thức về độ tin cậy của thông tin, sự khẳng định từ góc độ chuyên môn về số liệu có thể chấp nhận, những số liệu chưa thể chấp nhận và bằng chứng về những nhận định... trung thực của báo cáo tài chính,báo cáo quyết toán ngân sách, tính tuân thủ luật pháp, tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả trong quản lý kinh tế, tài chính, trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Báo cáo kiểm toán của KTNN phải là một trong những căn cứ quan trọng, không thể thiếu để Quốc hội, Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định các vấn đè kinh tế, tài chính và ngân sách;... tuân thủ nghiêm ngặt Tăng cường, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ công vụ của công chức, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người phát huy quyền làm chủ theo pháp luật, phát hiện và đấu tranh với hiện tượng vi phạm, nhũng nhiễu trong quản lý tài chính Nhà nước Sáu là, KTNN phải phục vụ vô điều kiện các yêu cầu của cơ quan dân cử KTNN là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước, là... động tài chính, phân bổ và sử dụng nguồn lực Bằng hoạt động chuyên môn, KTNN chỉ ra cái được, cái chưa được trong quản lý thu, chi NSNN với bằng chứng pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn xác nhận só đúng, số tin cậy của thu chi công quỹ, dự toán thu, chi; của số thực thu, thực chi trong quyết toán ngân sách để Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, thảo luận, quyết định Quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhân . sự đầy đủ và chính xác của thông tin. Hoạt động kiểm toán và kết quả của kiểm toán làm yên lòng những người sử dụng thông tin kế toán, sử dụng kêt luận của kiểm toán. Đó là những kết luận có. Kỳ vọng và lòng tin của công chúng vào kết quả kiểm toán Một vài năm gần đây, trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã xuất hiện một kênh thông tin mới được xã hội và nhân dân. dân sử dụng kết quả kiểm toán nhà nước cho các quyết sách và điều hành đất nước, công chúng và xã hội xem xét và đánh giá kết quả kiểm toán để củng cố lòng tin về sự minh bạch của Chính phủ,