Cơ thể lười vận động có nguy cơ mắc bệnh gì? Từ lâu, y học đã coi việc vận động cơ thể một cách hợp lý và khoa học là liều thuốc vô giá để tăng cường sức khỏe và phòng chống bẹnh tật. Vận động có tác dụng tốt đối với hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hẹ thần kinh, hệ xương khớp, làm tăng sự chuyển hóa các chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể Nếu chúng ta lười vận động có nguy cơ mắc các bệnh sau đây: Bệnh béo phì Nguyên nhân dẫn đến béo phì là do ăn uống quá nhiều mà cơ thể ít vận động. Khi cơ thể được tích lũy nhiều năng lượng qua chế độ ăn uống mà không ít tiêu hao do vận động, sẽ chuyển hóa thành mỡ, khối nạc bị giảm, gây béo phì. Khi bị béo phì, các cơ bị cảm trương lực, các bắp thịt nhão dần, mỡ máu tăng cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Luyện tập cơ thể sẽ làm tăng khối lượng cơ, tăng tiêu hao năng lượng và cung cấp đủ máu cho các cơ quan ngoại vi. Luyện tập cơ thể phải duy trì đều đặn, phù hợp với sức khỏe, điều kiện của từng người. Các chuyên gia y học cho biết, đi bộ với tốc độ nhanh là một phương pháp vận động khá hiệu quả đối với toàn bộ các cơ quan chức năng trong cơ thể. Ở những người cao tuổi có thể đi bộ với tốc độ chậm hơn cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Bệnh tim mạch Vận động cơ thể hợp lý, an toàn rất tốt cho hệ tim mạch. Được biết, cơ thể con người có khoảng 400 bắp thịt chính, vì thế, khi vận động sẽ làm cho máu huyết lưu thông khắp cơ thể. Hoạt động cơ thể sẽ làm giảm trị số huyết áp tâm thu do giảm các lực cản ngoại vi, cải thiện lượng máu đưa về tim, giảm tần số co bóp của tim. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, đi bộ, bơi lội, tập thể dục đều đặn mỗi tuần 5-6 ngày có thể làm giảm bệnh cao huyết áp - là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường týp II Những người có lối sống tĩnh tại, ít vận động cùng với chế độ ăn uống không khoa học thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp II. Tiểu đường týp II do cơ chế đề kháng insulin trong cơ thể, khiến chất này không thể điều hòa lượng đường trong máu (thường xảy ra sau độ tuổi 40). Nếu cơ thể hoạt động đều đặn, sự chuyển hóa đường trong cơ thể sẽ tốt, cơ th ể giảm nguy cơ đề kháng insulin, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh Alzheimer Đây là chứng bẹnh sa sút trí tuệ ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Thể dục thể thao làm cho tinh thần sảng khoái, chống stress, chống mệt mỏi, buồn phiền và khiến cho đầu óc minh mẫn, làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người lớn tới 42%. Vận động cơ thể sẽ giúp cho não bộ tạo sự liên kết giữa các nơ -ron thần kinh, ngăn ngừa sự rối loạn về nhận thức và trí nhớ. . Cơ thể lười vận động có nguy cơ mắc bệnh gì? Từ lâu, y học đã coi việc vận động cơ thể một cách hợp lý và khoa học là liều thuốc vô giá để tăng cường sức khỏe và phòng chống bẹnh tật. Vận. ra sau độ tuổi 40). Nếu cơ thể hoạt động đều đặn, sự chuyển hóa đường trong cơ thể sẽ tốt, cơ th ể giảm nguy cơ đề kháng insulin, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh Alzheimer Đây là. động cơ thể hợp lý, an toàn rất tốt cho hệ tim mạch. Được biết, cơ thể con người có khoảng 400 bắp thịt chính, vì thế, khi vận động sẽ làm cho máu huyết lưu thông khắp cơ thể. Hoạt động cơ thể