Bệnh “giả vờ” nhưng đau thật pot

3 301 0
Bệnh “giả vờ” nhưng đau thật pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh “giả vờ” nhưng đau thật Trước đây, có nhiều bệnh nhân mắc những bệnh với các triệu chứng đi kèm như đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón nhưng khi đi khám bệnh và làm nhiều loại xét nghiệm thì thầy thuốc không tìm ra nguyên nhân, ngay cả khi điều trị triệu chứng lâu dài cũng không khỏi bệnh. Thường, những trường hợp này hầu hết bệnh nhân cho rằng do thầy thuốc chưa đủ giỏi hoặc y học chưa đủ tiến bộ để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Ngày nay, những trường hợp này đều được chẩn đoán là “rối loạn dạng cơ thể” do nguyên nhân tâm lý. Và trong cuộc sống hiện đại, con người càng chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống thì càng dễ gặp tình trạng bệnh “có triệu chứng ở cơ thể nhưng không tìm được nguyên nhân”. Những ảnh hưởng về tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm sẽ tạo ra nhiều bệnh lý khác nhau. Việc chẩn đoán không giúp tìm ra nguyên nhân c ụ thể gây ra các triệu chứng bệnh mà phải được chẩn đoán dựa trên các yếu tố tâm lý và tâm thần Nữ giới dễ mắc bệnh “giả vờ” Trong dân số chung, cứ khoảng 1.000 – 5.000 người thì sẽ có một người có thể mắc “rối loạn dạng cơ thể”, còn khi tiến hành điều tra ở các bệnh nhân đa khoa thì người ta thấy cứ mỗi 100 bệnh nhân thì có 5 – 10 người có thể mắc bệnh này. Trước đây người ta cho rằng chỉ có phụ nữ mới mắc bệnh “giả vờ” nhưng hiện nay nam giới cũng than phiền mình dễ gặp các triệu chứng cơ thể ở nhiều hệ thống cơ quan chức năng (như tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu ) nhưng sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết thì không phát hiện ra nguồn gốc thực thể của các triệu chứng này. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn dễ mắc bệnh gấp 5 lần so với nam giới. Bệnh thường khởi phát trước 30 tuổi. Ở những tuyến cơ sở y tế ban đầu, bác sĩ thường gặp tình trạng bệnh nhân than phiền về nhiều triệu chứng cơ thể xuất phát từ nhiều bộ phận cơ thể khác nhau. Họ có thể than đau ở nhiều nơi như đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng hay đau xuất hiện trong thời kỳ có kinh, trong quá trình giao hợp hay khi đi tiểu tiện. Các triệu chứng tiêu hóa có thể gặp là buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, tiêu chảy Có thể có các triệu chứng về tình dục như lãnh cảm, rối loạn cương hay phóng tinh, kinh nguyệt bất thường, rong kinh Các triệu chứng thần kinh thường gặp là chóng mặt, quên, thay đổi thị lực, liệt hay yếu cơ Ngoài những triệu chứng cụ thể trên cơ thể, các bệnh nhân này cũng dễ bị các rối loạn tâm thần khác kèm theo như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn nhân cách, nghiện rượu hay ma túy, rối loạn lo âu tổng quát hay ám sợ. Biểu hiện bên ngoài của xung đột nội tâm Hiện nay người ta cũng chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, có thể nghĩ đến một số yếu tố về tâm lý và cả yếu tố sinh học. Về tâm lý, các triệu chứng này nhằm thay thế một xung đột nội tâm bị đè ép. Người bệnh có thể xem triệu chứng bệnh như là một hình thức để tránh né một bổn phận khi không muốn làm một việc nào đó, để biểu lộ cảm xúc như giận chồng hoặc vợ Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy có vài bệnh nhân xuất thân từ các gia đình không ổn định và bị lạm dụng cơ thể khi còn nhỏ. Các triệu chứng xuất hiện do các xung đột nội tâm và thể hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng bệnh. Bệnh này cũng có thể di truyền vì khoảng 10% – 20% cha mẹ, anh chị em hay con cái của bệnh nhân cũng bị rối loạn này. Tỉ lệ bệnh ở trẻ sinh đôi đồng hợp tử là 29% và ở trẻ sinh đôi dị hợp tử là 10%. Việc điều trị thường khó khăn do bệnh nhân khó chấp nhận chẩn đoán rằng các triệu chứng cơ thể là do các yếu tố tâm lý hoặc tâm thần gây ra. Họ thường tỏ ra giận dữ hay thất vọng khi bác sĩ nói rằng không tìm thấy nguyên nhân. Một khó khăn khác là thỉnh thoảng bệnh nhân lại xuất hiện các triệu chứng mới và mỗi lần như vậy thì phải tốn công sức khám và làm các xét nghiệm để loại bỏ nguyên nhân thực thể. Điều trị tâm lý đóng vai trò quan trọng, mục đích giúp bệnh nhân bày tỏ được cảm xúc của mình và sẽ kết hợp với thuốc khi cần thiết. Ngoài ra, cũng cần điều trị luôn các bệnh lý tâm thần kèm theo. Thích khám bệnh và thay đổi bác sĩ Bệnh nhân khi đến khám thường khai dài dòng và không nhất quán về rất nhiều loại triệu chứng cơ thể. Cách khai bệnh đầy vẻ kịch tính, thích thổi phồng các sự việc. Với những người không hiểu rõ về bệnh có cảm giác như bệnh nhân giả vờ. Vì vậy, bệnh này thường gây trở ngại trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân thường xuyên thay đổi bác sĩ và gần như luôn có “nhu cầu” được khám bệnh. Không có năm nào mà bệnh nhân không đi khám bệnh. Bệnh nhân thường lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình do bệnh kéo dài và hầu hết không được điều trị thích hợp. Bệnh nhân cũng hay đe dọa là sẽ tự tử nhưng hiếm khi thực hiện và các trường hợp chết do tự tử thường xuất hiện ở bệnh nhân có kèm nghiện rượu hay ma túy. . Bệnh “giả vờ” nhưng đau thật Trước đây, có nhiều bệnh nhân mắc những bệnh với các triệu chứng đi kèm như đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón nhưng khi đi khám bệnh. điều tra ở các bệnh nhân đa khoa thì người ta thấy cứ mỗi 100 bệnh nhân thì có 5 – 10 người có thể mắc bệnh này. Trước đây người ta cho rằng chỉ có phụ nữ mới mắc bệnh “giả vờ” nhưng hiện nay. thuốc. Bệnh nhân thường xuyên thay đổi bác sĩ và gần như luôn có “nhu cầu” được khám bệnh. Không có năm nào mà bệnh nhân không đi khám bệnh. Bệnh nhân thường lo lắng về tình trạng bệnh tật

Ngày đăng: 08/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan