Chăm sóc sức khoẻ xương Loãng xương là nguy cơ sức khoẻ luôn rình rập con người. Nó có thể xuất hiện từ tuổi 30 và ngày càng nghiêm trọng ở những người lớn tuổi Loãng xương là tình trạng giảm khoáng chất và hư hỏng cấu trúc vi thể của bộ xương. T ừ đó, dẫn đến xương yếu và dễ gẫy dù chỉ gặp những va chạm, chấn động nhẹ Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, vài năm sau khi mãn kinh, do dùng thuốc (thuốc an thần Phenobartal, chống động kinh Phenyltoin, corticoidd, methotrexate, cyclosporin, hormene giáp ) Một số bệnh lý cũng có thể góp phần làm mất mô xương (cường giáp, cường phó giá, đái tháo đường, suy thận mãn, rối loạn hấp thụ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ) Ai dễ bị loãng xương - Người có người thân, họ hàng bên ngoài từng bị gãy xương hông - Nữ giới - Da trắng hoặc người châu Á - Người gầy có chỉ số BMI: cân nặng(kg)/chiều cao(m) x chiều cao(m) dưới 19kg/m vuông - Thiếu hụt oestrogen do tắt kinh sớm (trước 45 tuổi) hoặc do tắt kinh kéo dài trên 1 năm - Suy sinh dục - Tuổi cao, đặc biệt là người trên 60 tuổi - Những người sử dụng một số thuốc kéo dài hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến chuyển hoá canxi và xương - Hút thuốc - Uống nhiều rượu - Ăn quá nhiều chất xơ, caffeine, vitamin A liều cao, đạm và muối - Ăn không đủ canxi và vitamin D Người bị loãng xương có thể bị đau, mỏi cột sống, xương cẳng chân, cơ bắp, ớn lạnh, giảm chiều cao Họ cũng có thể bị đau sau chấn thương, đầy bụng, chậm tiêu, nặng ngực, khó thở, gù lưng,giảm chiều cao hoặc không có triệu chứng gì Việc chuẩn đoán loãng xương phải dựa trên kết quả chụp X-quang, đo khối lượng xương, siêu âm định lượng xương Các kĩ thuật này thực hiện cho phụ nữ trên 65 tuổi hoặc tiền mãn kinh có gãy xương hoặc mãn kinh có kèm theo yếu tố nguy cơ trên Vì vậy, điều quan trọng để tránh tình trạng loãng xương là phòng ngừa Cách tăng cường sức khoẻ cho xương - Cung cấp đủ nhu cầu canxi, phot-pho, vitamin K, đạm để tạo xương trong suốt giai đoạn tăng trưởng và làm tăng khối xương tối đa. Lượng canxi cần cho cơ thể có trong khoảng 500 - 750ml sữa/ngày, tuỳ độ tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn - Gĩư chỉ số BMI thích hợp khoảng 22kg/m2 - Tắm nắng 30 phút mỗi ngày để có đủ vitamin D - Vận động (đi bộ nhanh, khiêu vũ ) giúp tăng khả năng tạo xương. Áp lực co cơ và duy trì cơ thể ở tư thế đứng sẽ kích thích các tế bào tạo xương. Trong khi đó, sự bất đồng làm tăng hoạt tính của tế bào huỷ xương - Không ăn quá nhiều muối, chất đạm ví sẽ làm cho tăng bài xuất canxi qua nước tiểu - Thay đổi lối sống, không uống cafe quá 2 ly mỗi ngày, bỏ thuốc lá, ngưng uống rượu. Nên ăn 300g rau và 200g trái cây một ngày - Cẩn thận khi leo trèo cao, di chuyển ở những nơi trơn trợt nhằm giảm nguy cơ bị ngã nếu đã loãng xương . Chăm sóc sức khoẻ xương Loãng xương là nguy cơ sức khoẻ luôn rình rập con người. Nó có thể xuất hiện từ tuổi 30 và ngày càng nghiêm trọng ở những người lớn tuổi Loãng xương là tình. loãng xương là phòng ngừa Cách tăng cường sức khoẻ cho xương - Cung cấp đủ nhu cầu canxi, phot-pho, vitamin K, đạm để tạo xương trong suốt giai đoạn tăng trưởng và làm tăng khối xương. chuẩn đoán loãng xương phải dựa trên kết quả chụp X-quang, đo khối lượng xương, siêu âm định lượng xương Các kĩ thuật này thực hiện cho phụ nữ trên 65 tuổi hoặc tiền mãn kinh có gãy xương hoặc mãn