Bạn biết gì về bệnh bạch hầu? Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn khú trú tại niêm mạc hoặc da, có thể có giả mạc đặc trưng tại nơi nhiễm khuẩn, do Corynebacterium diphtheria gây ra. Độc tố bạch hầu là một protein có thể gây viêm màng trong tim, viêm đa dây thần kinh và nhiễm độc toàn thân. Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh Bạch hầu ở đường hô hấp thường do C.diphtheriae tiết ra độc tố (tox+) gây ra, còn bạch hầu ở da thường do các chủng không tiết độc tố (tox-) gây ra. C.diphtheriae là vi khuẩn gram dương ưu khí, không di động, không tạo bào tử, hình que nhọn, thường xếp thành từng đám, hoặc dãy song song, khuẩn lạc màu xám đến màu đen trên dĩa cấy chọn lọc chứa tellurite. Có 3 thể sinh học là gravis, mitis, intermedius. Cả 2 dòng tox+ và tox- đều gây bệnh, trong đó cả 3 thể sinh học của tox+ gây bệnh nặng. Điều trị độc tố bạch hầu với formaldehyde để chuyển nó thành dạng không độc nhưng mang tính kháng nguyên gọi là độc tố giảm lực độc, dùng gây miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể trung hòa được độc tố và phòng, ngừa bệnh bạch hầu. Khi hầu hết quần thể dân số có kháng độc tố bảo vệ thì tỷ lệ mang mầm bệnh C- diphtheriae tox+ giảm xuống thấp và giảm nguy cơ cho những đối tượng mẫn cảm khi tiếp xúc với C.diphtheriae tox+. Biểu hiện bệnh? Những triệu chứng phổ biến của bệnh gồm: sốt 37,80C -38,90C, đau họng, suy nhược, nuốt khó, đau đầu, hơn một nửa bệnh nhân có thay đổi giọng nói. Khoảng dư ới 10% bệnh nhân bị phù ở cổ và khó thở có nguy cơ tử vong. Nếu bệnh nhân không bị nhiễm độc thì chỉ có biểu hiện khó chịu và mệt mỏi kèm nhiễm khuẩn tại chỗ. Ngược lại bệnh nhân bị nhiễm độc nặng có biểu hiện lờ đờ, nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, có thể tiến triển nhanh chóng bị trụy mạch. Nhiễm khuẩn đường hô hấp thường khu trú vào vùng họng tiếp theo là các vùng hầu, mũi, khí phế quản. Nhiễm độc toàn thân thường nặng nhất là khi màng giả lan rộng từ hạch hạnh nhân và họng ra xung quanh. Số ít bệnh nhân mắc thể bệnh ác tính với giả mạc hình thành lan tràn, thở hôi, hạch hạnh nhân và lưỡi gà sưng rất to, giọng khàn, trong các hạch cổ, sưng nề mọng vùng dưới hàm va vùng cổ, tình trạng nhiễm độc nặng. Trong thể bạch hầu hạch hạnh nhân - hầu, những chấm xám hoặc trắng lan ra và hợp với nhau ngay trong một ngày, tạo thành các đám giả mạc có bờ rõ ràng và nhọn, ngày càng dày, dính chặt vào mô bên dưới, màu thẫm lại. Giả mạc của bạch hầu thường lan quá bờ của hạch hạnh nhân, vượt qua các cột trụ hoặc lưỡi gà. Bạch hầu thanh quản thường có ho và khàn giọng. Cần phát hiện giả mạc qua soi thanh quản để phân biệt với các bệnh thanh quản khác. Bạch hầu mũi thường có chảy nước mũi dạng huyết thanh - máu ở một hoặc cả hai bên. Bệnh bạch hầu có thể tác động tới các màng nhày khác như kết mạc mắt, niêm mạc ở đường tiết niệu, sinh dục và đường tiêu hóa. Bạch hầu da thường gặp ở những tổn thương da có sẵn ở chi dưới, chi trên, đầu và thân mình. Triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm khuẩn da khác. Bạch hầu da có tổn thương là hình thái đặc biệt như các vết loét tách ra được phủ bởi mảng hoặc màng hoại tử. Bạch hầu còn gây viêm trong tim, viêm khớp nhiễm khuẩn. Những biến chứng của bệnh? Bệnh có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc rộng, phù nề hoặc giả mạc kết vảy trồi vào đường thông khí, nhất là ở trẻ em vì khẩu kính đường thông khí còn nhỏ. Biểu hiện nhiễm độc nổi bật là viêm cơ tim và viêm đa dây thần kinh, với các triệu chứng liệt vòm, liệt hầu, nuốt khó, nói giọng mũi, trào ngược nước uống qua đường mũi. Sau vài tuần liệt vận nhãn, liệt mi đường, liệt mặt, liệt thanh quản. Viêm đa dây thần kinh với biểu hiện yếu gốc chi lan ra ngọn chi. Viêm phổi thấy trong hơn 50% các trường hợp tử vong do bạch hầu. Suy thận, viêm não, nhồi máu não, tắc mạch phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim… là các biến chứng ít gặp hơn. Chữa trị bệnh ra sao? Nên dùng kháng độc tố bạch hầu sớm, đưa vào chẩn đoán lâm sàng ngay cả khi chưa có khẳng định bằng xét nghiệm để hạn chế tỷ lệ tử vong. Cần thử test trên kết mạc hay trong da với kháng độc tố pha loãng để loại trừ phản ứng quá mẫn khi dùng kháng độc tố cho bệnh nhân vì kháng độc tố bạch hầu được tạo ra từ ngựa nên bệnh nhân có thể bị dị ứng huyết thanh ngựa. Đối với bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm trước khi dùng liều kháng độc tố đầy đủ. -Dùng kháng sinh: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: erythromycin, penicillin G, clindamycin. Không được dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ vì làm che lấp các triệu chứng hô hấp có thể gây tử vong cho bệnh nhân. - Phải dùng thủ thuật đặt nội khí quản hoặc mở khí quản sớm để cứu chữa cho bệnh nhân khi thanh quản bị tổn thương hay đe dọa tắc nghẽn đường thông khí. - Theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ điều trị loạn nhịp tim và t ạo nhịp tim khi tim bị tắc nghẽn dẫn truyền. - Điều trị các tổn thương ở da cho bệnh nhân sau khi cắt lọc vùng hoại tử. Phòng bệnh: Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; những người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần phải tiến hành cấy bệnh phẩm tìm C-diphtheriae và theo dõi chặt trong l tuần và nếu kết quả dương tính cần được điều trị bằng kháng sinh thích hợp. . Bạn biết gì về bệnh bạch hầu? Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn khú trú tại niêm mạc hoặc da, có thể có giả mạc đặc trưng tại nơi nhiễm khuẩn, do Corynebacterium diphtheria gây ra. Độc tố bạch. da cho bệnh nhân sau khi cắt lọc vùng hoại tử. Phòng bệnh: Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; những người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần phải tiến hành cấy bệnh. qua soi thanh quản để phân biệt với các bệnh thanh quản khác. Bạch hầu mũi thường có chảy nước mũi dạng huyết thanh - máu ở một hoặc cả hai bên. Bệnh bạch hầu có thể tác động tới các màng nhày