VIEC LAM MOI CO TINH SANG TAO

4 195 0
VIEC LAM MOI CO TINH SANG TAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHỈA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HẢI CHÁNH Độc lập- Tự Do- Hạnh phúc Họ và tên GV: Nguyễn Thị Quỳnh Như Tổ chuyên môn: Lý- Hóa- Sinh Việc làm mới: Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu I- MỤC TIÊU - Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức HS bị hổng từ các lớp dưới. - Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo HS yếu. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm lớp” II-THỰCTRẠNG 1-Học sinh - Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. - Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. - Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. - Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. - Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuận chỉ được 2 – 3 buổi. - Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một dộ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 7 lớp. - Mỗi em có một khả năng nỗi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình. - Học sinh không biết đọc, biết viết (Đây lá khuyết điểm lớn nhất của HS) - Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai. - Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia). - Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. 2- Giáo viên - Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH. - Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp. - Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng còn hạn chế. - Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ. - Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. - Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu khi - học lên lớp trên hoạc suốt cả cuộc đời. - Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. - Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy. 3- Phụ huynh - Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp thái độ học tập của học sinh, chất lượng học tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao. - Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. II/ Giải quyết vấn đề 1.Điều tra cơ bản -Căn cứ kết quả đánh giá học lực về môn toán của năm học trước. -Kết hợp với quá trình giảng dạy hàng ngày. 2. Khảo sát phân loại đối tượng Tiến hành khảo sát 3 lần -Lần 1: Kiến thức cơ bản 100% -Lần 2: Kiến thức cơ bản và nâng cao 50/ 50 -Lần 3: Kiến thức cơ bản và nâng cao 30/ 70 3 Lập kế hoạch dạy học -Thời gian bồi dưỡng: Thời gian bồi dưỡng xuyên suốt cả năm học và được bố trí vào các tiết học cơ bản, tiết học ôn luyện và cả tiết học nâng cao. -Nội dung bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của tiết học; căn cứ đối tượng cụ thể, căn cứ vào trình độ nhận thức của từng học sinh mà lựa chọn nội dung, dung lượng kiến thức cho phù hợp. 4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng Hiện nay có rất nhiêu sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, song chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi như học trong chương trình chính khóa. vì thế việc soạn thảo xây dựng chương trình là một vấn đề rất quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo tìm tòi và chọn lọc tốt. Khi xây dựng chương trình, giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng, dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa tiến dần tới chương trình nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. đồng thời phải có ôn tập và củng cố.Sau đây là một ví dụ cụ thể: * Ví dụ minh họa sau khi học sinh học dạng toán về 7 hằng đẳng thức trong SGK toán 8 Gv có thể mở rộng thêm một số hằng đẳng thức nâng cao như (a+b+c) 2 ; a n -b n hoặc dạy phương trình thì có thể mở rộng cho một số PT bậc cao có thể đưa được về các dạng PT đã học.Từ đó cho HS giải một số dạng toán có liên quan đến hằng đẳng thức như tìm GTNN, GTLN của một biểu thức Bài toán 1: Tìm GTNN của các biểu thức: A=4x 2 +4x+11 GV: Biến đổi A về dạng A=(4x 2 +4x+1)+10 = (2x+1) 2 +10 suy ra GTNN của A là 10 Từ đó Gv tổng quát GTNN của biểu thức a+(f(x)) 2 là a Công việc này GV có thể bồi dưỡng cho HS ngay trong dạy chính khoá để từ đó khi bồi dưỡng đội tuyễn GV có thể nâng cao hơn một số BT tương tự Chẳng hạn: -Tìm GTLN của B = 5 - 8x -x 2 -Chứng minh bất đẳng thức: x 2 +xy+y 2 +1>0 Bài toán 2: Bài toán giải phương trình (PT): Khi dạy PT bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình có chứa ẩn ở mẩu GV chú ý phối hợp để ra các bài tập lòng ghép giữa ba loại PT này, đưa từ lạ về quen chảng hạn: Giải pt: 3x 2 -4x+1=0 mặc dù đây là Pt bậc hai nhưng Gv gợi cho HS phân tích vế trái thành nhân tử để đưa về pt tích đã học đây là một công việc mà đối với lớp chọn sẽ làm được dể dàng. Để từ đó khi bồi dưỡng đội tuyển GV chỉ đưa ra một số dạng toán PT bậc cao hơn mà HS không bở ngỡ và xa lạ nữa. Chẳng hạn BT bồi dưỡng đội tuyễn: Giải PT:a) (x+2)(x-2)(x 2 -10)=72 GV gợi ý đặt ẩn phụ x 2 -7=y để đưa về pt có bậc thấp hơn b) (x+3) 4 +(x+5) 4 =2 GV gợi ý đặt ẩn phụ y=x+4 và Hs có thể tự biến đổi và làm được BT này III/ Kết thúc vấn đề Giải toán giúp cho học sinh làm quen với cách đặt vấn đề, rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, trình bày lời giải rõ ràng, chính xác, logic góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Vì vậy trong quá trình học giảng dạy giáo viên chúng ta không chỉ dừng lại bài toán cơ bản trong sách giáo khoa mà chúng ta phải biết phát triển và nâng cao để giúp học sinh có kĩ năng giải toán tốt hơn. * Bài học kinh nghiệm: -Giáo viên phải nghiên cứu kĩ chương trình và sách giáo khoa Toán 8, xác định được mục đích và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt trong từng bài , từng chương. -Khảo sát phân loại đối tượng học sinh để để nắm chắc trong lớp có bao nhiêu học sinh giỏi, khá bao nhiêu học sinh em có năng khiếu học toán. -Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo điều kiện cho các em được giải toán, được trình bày ý tưởng của mình, tạo niềm tin cho các em giúp các em có sự nổ lực cố gắng vươn lên trong quá trình học tập./ Hải Chánh, Ngày 9 tháng 4 năm 2010 Người thực hiện TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Nguyễn Quốc Sinh HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Chí Hùng Hồ Văn Phú . HS bị hổng từ các lớp dưới. - Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. - Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. rất nhỏ. - Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. - Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các. mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. - Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất

Ngày đăng: 08/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan