Suy nghi ve nguoi thay

1 237 0
Suy nghi ve nguoi thay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI THẦY QUA CÁC THỜI ĐẠI Nói tới nhà giáo đích thực, là nhận ra con người trí tuệ và tài năng đức độ và nhân ái, con người nhân văn có văn hoá, phong độ chững chạc đàng hoàng thư thái. Đã là nhà giáo thì bản chất nghề nghiệp đã làm cho họ luôn luôn có ý thức tự tôn, tự trọng, thể hiện phong độ mô phạm dù đứng trên bục giảng hay môi trường nào. Còn đối với học sinh, cha mẹ các em, các tầng lớp xã hội, dù là ai khi đã biết là thầy thì đều tỏ lòng quý mến, kính nể và khiêm nhường.Việc dạy chữ, dạy người đem lại hiệu quả rõ rệt, được xã hội thừa nhận và quý trọng mà từ xa xưa dân ta đã coi thầy đồ là người dạy chữ thánh hiền. Cha mẹ cho con đến nhà thầy là để học chữ của thánh hiền- học để làm người, dần dần xuất hiện quan niệm dạy chữ- dạy người. Ở các làng xã có nhiều việc dân không hiểu, đều phải đến hỏi thầy, kể cả hương lí, kì hào cũng phải đến nhà thầy để đàm đạo việc làng, việc nước. Cứ như thế xuất hiện thành ngữ “ không thầy đố mày làm nên” “ Tôn sư trọng đạo” “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Việc học hết sức công phu, kiến thức uyên bác, hiểu sâu biết rộng, muốn đánh giá ông thầy chỉ cần “ Xem lũ trò hay biết thầy dạy giỏi”; “ Thầy nào trò nấy”. Khi việc dạy học được xã hội quan tâm, các triều đại trọng dụng thì xuất hiện một loạt các chính sách khuyến học, khuyến tài, mở rộng trường lớp đến các làng xã, hình thành đội ngũ thầy giáo và tầng lớp trí thức ngày càng đông. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi đã viết “Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lí làm người.” Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước vào đời xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà hiền triết thi hào vĩ đại người Ấn Độ Tago đã viết “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người. Giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình. Giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ.” Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại. Còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”quý mến thầy giáo điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì nó đã đi vào thơ ca, vào ca dao, thành ngữ và đi vào lời ru của các bà mẹ: “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” Thời nào cũng vậy, từ người bình thường đến các nhà khoa học, các nhà phát minh sáng chế trên bước đường trưởng thành của mình đều có sự dìu dắt dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo. Những ngày đi học mãi là kí ức đẹp trong mỗi chúng ta và hình ảnh thầy cô là những dấu ấn thật khó phai mờ. Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức, dạy dỗ ta nên người mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc- là người khơi dậy và nhận ra những tiềm năng trong ta, giúp ta thắp sáng ước mơ, nuôi dưỡng và biến nó thành hiện thực. Nếu cha mẹ là Người cho ta cuộc sống thì thầy cô là Người dạy ta cách sống. Xin mượn câu nói của một tác giả khuyết danh “ Người thầy giỏi giống như ngọn nến họ tự đốt cháy mình để soi sáng đường đi cho kẻ khác.” Tháng 10 năm 2007 . SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI THẦY QUA CÁC THỜI ĐẠI Nói tới nhà giáo đích thực, là nhận ra con người trí tuệ. nhân văn có văn hoá, phong độ chững chạc đàng hoàng thư thái. Đã là nhà giáo thì bản chất nghề nghi p đã làm cho họ luôn luôn có ý thức tự tôn, tự trọng, thể hiện phong độ mô phạm dù đứng trên

Ngày đăng: 08/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan