Bệnh tự làm đau mình ở trẻ Đừng vội vàng bồng bế trẻ khi trẻ đang có hành vi tự làm tổn thương vì trẻ sẽ tiếp tục dùng hành vi này như một cách thu hút sự quan tâm của cha mẹ. Không dùng lời hăm dọa, chửi mắng hay đánh đập trẻ, vì như thế sẽ vô tình củng cố thêm hành vi tự làm tổn thương của trẻ. Hằng ngày, đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 - SG tiếp nhận nhiều trẻ được cha mẹ đưa đến khám do trẻ có hành vi bất thường tự gây đau đớn cho bản thân như đập đầu vào tường hoặc vào sàn nhà, tự cắn cánh tay. Những trẻ này thường ở trong độ tuổi từ 3 đến 6. Những trẻ có rối loạn về thể chất cũng thường có hành vi tự làm tổn thương để gây sự chú ý của người lớn Đa dạng cách trẻ tự làm đau mình Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị tâm lý, cho biết trẻ có rất nhiều hành vi tự làm tổn thương như gây ra đỏ da, thâm tím hoặc những tổn thương khác. Đối với trẻ nhỏ, đôi khi vẫn thường xảy ra những hành vi như: đập đầu vào nệm, sàn nhà, tường hoặc đồ chơi, bứt tóc cho đến khi thấy rõ một mảng lưa thưa trên đầu, cắn tay, chân, bàn tay hoặc môi đến khi da đỏ, chai hoặc chảy máu, moi những lỗ trên cơ thể. Ngoài ra, có trẻ còn tự tát vào mặt hoặc vào đầu mình. Hành vi tự làm tổn thương thường xảy ra ở trẻ trai phổ biến hơn. Khi cha mẹ nhắc nhở và trẻ ngưng hành vi này thì hành vi tự làm tổn thương còn ở mức độ nhẹ. Còn hành vi tự làm tổn thương được gọi là “nặng” khi cha mẹ trẻ phải dùng biện pháp để ngưng hành vi này. Đối với trẻ khuyết tật, có rối loạn ngôn ngữ, vì không thể bộc lộ bằng lời nói, trẻ dùng hành vi này để bày tỏ nỗi đau khổ hoặc sự bất mãn, tức giận về một chuyện nào đó. Ngoài một số rối loạn về thể chất có thể dẫn đến tự làm tổn thương, hành vi này có thể là một cách hiệu quả để gây sự chú ý của những thành viên trong gia đình hoặc người khác. Hành vi tự làm tổn thương có thể xuất hiện khi trẻ bị cách ly, bị giam trong giường cũi hoặc phòng cách ly trong một thời gian dài, ít tiếp xúc với mọi người, đồ chơi hoặc những vật kích thích khác. Hành vi tự làm tổn thương có thể xuất hiện khi trẻ không được phép cử động trong một thời gian, chẳng hạn khi bất động do nguyên nhân y tế sau phẫu thuật. Xử trí khi trẻ có hành động “nổi loạn” Môi trường sống có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi tự làm tổn thương có tiếp tục hay không. Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nếu trẻ có hành vi đập đầu xuống nền nhà, bạn hãy âm thầm đặt một khăn tắm xếp lại giữa đầu trẻ và nền nhà. Nếu hành vi của trẻ chưa nặng đến nỗi gây ra chảy máu, cha mẹ nên chỉ quan sát con trong vài ngày mà không nên thay đổi cách quan hệ với trẻ, không nên vội ngưng hành vi đó. Đừng vội vàng bồng bế trẻ khi trẻ đang có hành vi tự làm tổn thương vì trẻ sẽ tiếp tục dùng hành vi này như một cách thu hút sự quan tâm của cha mẹ. Không dùng lời hăm dọa, chửi mắng hay đánh đập trẻ, vì như thế sẽ vô tình củng cố thêm hành vi tự làm tổn thương của trẻ. Nên bình tĩnh tìm hiểu ý nghĩa của hành vi đó và dùng lời ôn tồn giải thích cảm xúc tiêu cực của trẻ. Nếu hành vi này diễn ra trong vài ngày, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa tổng quát, vì một vấn đề trong cơ thể có thể gây khó chịu cho trẻ. Nếu bác sĩ không phát hiện bệnh lý gây ra hành vi tự làm tổn thương, hãy cho trẻ đến gặp một chuyên viên tâm lý phát triển để được tư vấn. Trẻ bị nhiễm trùng tai dễ có hành vi tự làm tổn thương Những trẻ thường bị bệnh lúc nhỏ, đặc biệt là những trẻ bị nhiễm trùng tai có nhiều khả năng phát triển hành vi đập đầu hoặc hành vi tự làm tổn thương khác. Cựa quậy đầu và cổ là một trong những hành vi tự ý đầu tiên của trẻ. Nhiễm trùng tai làm đau tai và trẻ có thể làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu. Khi đau tai giảm, khuynh hướng làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu cũng tăng lên. Lần sau, khi trẻ khó chịu, hành vi này có thể xuất hiện lại. . Bệnh tự làm đau mình ở trẻ Đừng vội vàng bồng bế trẻ khi trẻ đang có hành vi tự làm tổn thương vì trẻ sẽ tiếp tục dùng hành vi này như một cách. có trẻ còn tự tát vào mặt hoặc vào đầu mình. Hành vi tự làm tổn thương thường xảy ra ở trẻ trai phổ biến hơn. Khi cha mẹ nhắc nhở và trẻ ngưng hành vi này thì hành vi tự làm tổn thương còn ở. có hành vi tự làm tổn thương để gây sự chú ý của người lớn Đa dạng cách trẻ tự làm đau mình Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị tâm lý, cho biết trẻ có rất nhiều hành vi tự làm tổn thương