1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiêu chuẩn hạch toán Mark-To-Market: những điều cần biết doc

9 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 142,76 KB

Nội dung

Tiêu chuẩn hạch toán Mark-To-Market: những điều cần biết Tháng 10/2008, vào lúc danh sách các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ thua lỗ cứ ngày một dài ra, đã có những áp lực mạnh mẽ yêu cầu Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cân nhắc việc tạm thời chấm dứt cách hạch toán ”mark-to-market” (MTM) trong hệ thống ngân hàng. Hạch toán MTM buộc các ngân hàng phải ghi nhận hàng tỷ USD thua lỗ với các khoản đầu tư chứng khoán có tài sản đảm bảo và vì thế, nhiều người cho rằng cách hạch toán này sẽ khiến tình thế của cuộc khủng hoảng tín dụng càng thêm tồi tệ. Đầu tháng 4/2009, một lần nữa MTM lại được nhắc tới. FASB (Financial Accounting Standards Board) nới lỏng quy định yêu cầu các ngân hàng hạch toán MTM để giới hạn các khoản thua lỗ. Mặc dù có những ý kiến phản biện khác nhau về tác động của điều chỉnh này những thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã có câu trả lời bằng những mức giá tăng rõ ràng. Vậy MTM là gì? Và những điều chỉnh về quy tắc hạch toán này có tác động ra sao tới giá của tài sản tài chính? Phân tích Alex Dumortier cung cấp những hiểu biết hữu ích. Hạch toán mark-to-market là gì? Các khoản cho vay và chứng khoán chiếm một lượng lớn tài sản tại các ngân hàng. Do đó, phương pháp sử dụng để định giá các tài sản này trong quá trình chuẩn bị các báo cáo tài chính sẽ ảnh hưởng tới giá trị vốn góp cổ phần của cổ đông. Cần nhớ rằng vốn góp cổ phần của cổ đông bằng tổng tài sản trừ đi các nghĩa vụ nợ. Và như vậy, sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh (lỗ hay lãi) của ngân hàng. Mart-to-market (hạch toán theo giá thị trường) đặt ra mức giá của tài sản trên bảng cân đối phản ánh giá trị của chúng khi bán trên thị trường tại thời điểm hạch toán. Về lý thuyết, cách làm này nghe thật sạch sẽ và hợp lý. Nhưng trong thực hành, mọi chuyện có thể trở nên lộn xộn hơn. Mọi ngả đường đều dẫn xuống tầng 3 của địa ngục Không phải mọi chứng khoán đều có khả năng thanh khoản tốt tới mức vào bất kỳ lúc nào một nhà đầu tư cũng có thể xác định mức giá sẵn sàng giao dịch của chứng khoán đó. (Mặc dù vẫn có những cổ phiếu hoàn toàn đảm bảo điều kiện này, như Microsoft là một ví dụ). Với những chứng khoán bất động sản được rao bán mà chẳng thấy ai đưa ra đề nghị mua thì sẽ xác định mức giá thế nào??? Theo mức độ thanh khoản, các tài sản được phân thành ba nhóm:  Nhóm 1: tài sàn có giá giao dịch trên thị trường (thanh khoản rất tốt)  Nhóm 2: Tài sản không có giá trên thị trường và được xác định một mức giá hợp lý dựa trên một mô hình định giá đáng tin cậy. Mô hình này thường có vô vàn biến số đầu vào có giá trị được xác định dễ dàng trên thị trường như lãi suất, giá của các chứng khoán tương đương v.v  Nhóm 3: Thật đáng sợ là nhóm này gồm những tài sản không thể nào xác định được giá hợp lý với các mô hình đầu vào đầy đủ, buộc những người chuẩn bị các báo cáo tài chính phải đưa ra giả thiết về các giá trị đầu vào. Và như vậy, thật dễ dàng hình dung việc định giá các tài sản thuộc nhóm này đặt ra nhiều dấu hỏi đến mức nào. Khi này, phương thức định giá tài sản được gọi với cái tên phản ánh đúng nhất bản chất của nó “định giá theo trí tưởng tượng” (mark-to-imagination) Thị trường có luôn biết điều gì là tốt nhất? Vấn đề của phương thức hạch toán MTM là dựa vào quan điểm cho rằng thị trường luôn đánh giá tốt nhất giá trị của một tài sản. Trong phần lớn các tình huống, đây là một giả thiết hợp lý nhưng điều này hoàn toàn không phù hợp trong hoàn cảnh của một thị trường chìm trong khủng hoảng tín dụng. Khi sự sợ hãi bao trùm các nhà đầu tư tạo nên cơn hoảng loạn bán tống mọi loại tài sản, đó sẽ thực sự là đòn giáng nặng nề vào giá trị các tài sản. Trong tình cảnh tồi tệ hơn, ngay cả khi các tài sản được rao bán dưới giá trị, cũng chẳng có một giao dịch nào diễn ra. Và khi không còn cách nào để xác định một mức giá hợp lý cho các tài sản, những người chịu trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tài chính chỉ còn duy nhất một lối thoát: phát huy trí năng lực tưởng tượng để đoán ra giá trị hợp lý và hy vọng đã đưa được ra các công bố tài chính tốt nhất. Sự thiếu chắc chắn này thực sự là vấn đề rất lớn! Phần thưởng cho tài sản có mức đánh giá tín dụng không tốt Cùng với việc làm rối tung lên giá trị các tài sản, hạch toán MTM còn tạo thêm vấn đề tương ứng với phần nợ trên bảng tài sản. Thật nghịch lý rằng khi giá trái phiếu của ngân hàng giảm đi (ngụ ý rằng thị trường tin rằng rủi ro của ngân hàng đang tăng lên), thì cũng là lúc ngân hàng có thể đưa ra báo cáo về những trong lợi nhuận thu được trong báo cáo kết quả kinh doanh. Đối diện với rủi ro càng lớn thì ngân hàng càng trở nên giàu có — tất nhiên là trên giấy, ít nhất là thế. Và đây là cách điều đó diễn ra: Trái phiếu một ngân hàng phát hành được thể hiện trong phần nợ trên bảng cân đối. Khi giá trị các khoản nợ này giảm, về mặt kỹ thuật, giá trị vốn góp cổ đông tăng lên (với điều kiện tổng tài sản không đổi). Phải nhìn nhận vấn đề này rất nghiêm túc bởi đó không phải những con số nhỏ. Trong năm 2007, 12 tỷ USD lợi nhuận đã được Citigroup, Merrill Lynch, Morgan Stanley, Lehman Brothers, Goldman Sachs, và Bear Stearns ghi nhận theo cách này. Nhiều cái tên vừa được nhắc tới ngày hôm nay đã không còn nữa. Lời tiên tri từ năm 2005 Hãy chỡ đã — chuyện còn có thể tồi tệ hơn. Từ năm 2005, một nghiên cứu dự báo đã khuyến cáo rằng hạch toán MTM sẽ khuếch đại chu kỳ tăng trưởng – đổ vỡ (boom- bust cycle) các tài sản. Đặc biệt trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng tài chính, cách làm này càng phát huy năng lực phóng đại mức độ trầm trọng. Nếu như các tác giả của công trình này đúng, hạch toán MTM có lẽ không phải cách làm tốt ngay cả với một thị trường đang vận hành bình thường và đảm bảo tốt thanh khoản. Cũng theo công trình nghiên cứu này, hạch toán MTM sẽ tiếp thêm năng lượng cho hành trình “tìm kiếm lợi suất” như chúng ta đã chứng kiến là rất phổ biến trong quá trình chạy đua tới thời điểm khủng hoảng. Với mức lãi suất gần như thấp lịch sử và dòng thác tín dụng tuôn trào tại Hoa Kỳ, các ngân hàng và nhà đầu tư hào hứng đón nhận một lượng khổng lồ các rủi ro (được định giá sai lệch) chỉ để kiếm thêm một vài điểm cơ bản lợi nhuận. Kết cục duy nhất có thể dự đoán của hiện tượng phổ biến ở qui mô lớn này chính là: thua lỗ khủng khiếp tàn phá hệ thống ngân hàng như hôm nay . Tiêu chuẩn hạch toán Mark-To-Market: những điều cần biết Tháng 10/2008, vào lúc danh sách các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ thua lỗ cứ ngày một dài ra, đã có những áp lực mạnh. Vậy MTM là gì? Và những điều chỉnh về quy tắc hạch toán này có tác động ra sao tới giá của tài sản tài chính? Phân tích Alex Dumortier cung cấp những hiểu biết hữu ích. Hạch toán mark-to-market. hàng hạch toán MTM để giới hạn các khoản thua lỗ. Mặc dù có những ý kiến phản biện khác nhau về tác động của điều chỉnh này những thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã có câu trả lời bằng những

Ngày đăng: 08/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w