-Luyện tập kĩ năng hát tập thể, đơn ca,hoà giọng và có động tác biểu diễn cho bài hát -GV cho HS thể hiện lời ca mới bài tập về nhà kì trước nếu có.Giáo viên giới thiệu thêm lời ca mới t
Trang 1Ngày soạn: 8/11/2008
Ngày dạy: 12/11/2008
TIẾT 14
-ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI CẤY
-ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC :TĐN SỐ 5
-ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN.
I/MỤC TIÊU:
-HS được ôn lại thuần thục bài hát Đi Cấy và trình bày ở mức độ hoàn
chỉnh
-Luyện tập kĩ năng hát tập thể, đơn ca,hoà giọng và có động tác biểu diễn cho bài hát
-GV cho HS thể hiện lời ca mới (bài tập về nhà kì trước) (nếu có).Giáo viên giới thiệu thêm lời ca mới theo điệu nhạc bài Đi Cấy
-Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN số 5 “ Vào Rừng Hoa”
-Cho HS nhận biết được những nhạc cụ dân tộc phổ biến của Việt Nam.Qua
đó giáo dục cho HS tự hào về quê hương đất nước đã sáng tạo ra những nhạc
cụ thật độc đáo
II/ CHUẨN BỊ:
-Nhạc cụ: đàn phím điện tử
-Nhạc nền và hát thuần thục bài Đi Cấy
-Đánh đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài Vào Rừng Hoa
-Chuẩn bị một số tranh ảnh và âm thanh giới thiệu về nhạc cụ dân tộc phổ biến
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
GV hướng dẫn
GV nêu luật
chơi
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài cũ HS trong quá trình giảng bài giảng mới
2.Trò chơi khởi động:
(Thời gian dự kiến : 3phút)
TRÒ CHƠI : KIM TỰ THÁP
-GV nêu luật chơi:
+Chia lớp thành 2 đội, đội A và đội B
+Mỗi đội chọn ra 2 HS
HS lắng nghe
và thực hiện
HS lắng nghe
và thực hiện
Trang 2GV ghi bảng
GV hỏi
GV hát mẫu
GV yêu cầu
GV nhận xét
GV yêu cầu
GV giới thiệu
+ Một HS mắt hướng về màn hình +Một HS hướng về phía lớp
+Trên màn hình sẽ xuất hiện những
từ hoặc cụm từ
+HS hướng về màn hình có nhiệm vụ gợi ý cho bạn mình xung quanh những từ và cụm từ đó để đồng đội mình biết và trả lời
+Mỗi đội trả lời 2 gợi ý trong thời gian 30 giây
-GV tổng kết kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc
3.Bài mới:
Nội dung 1:
(Thời gian dự kiến : 7phút)
Ôn bài hát: ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hoá
-Hãy nói xuất xứ bài Đi Cấy?(trích trong Tổ Khúc Múa Đèn và được phổ trên những câu thơ lục bát )
-GV hát mẫu bài hát lại cho HS nghe
-Cả lớp hát ôn lại bài hát Đi Cấy
-GV chỉ định 1 HS lên trình bày bài hát Đi Cấy (khuyến khích động tác biểu diễn)
-GV nhận xét.(GV có thể cho điểm để khuyến khích HS)
-GV yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
-GV giới thiệu thêm lời ca mới chủ
đề “ Mái trường tuổi thơ” lời ca mới theo điệu nhạc bài Đi Cấy:
“ Sân trường em trồng nhiều hoa,sân trường em trồng nhiều hoa.Em chăm ngày ngày hoa thắm ngát hương.Em mến yêu mái trường của em,mái trường tuổi thơ.Sớm chiều em gắng
HS ghi bài
HS trả lời
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
Trang 3GV ghi bảng
GV đàn
GV hướng dẫn
GV chỉ định
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
bên nhau học hành,bên nhau học hành muốn rằng ngày mai cùng nhau chung sức xây quê nhà đẹp tươi”
*Khuyến khích HS đặt lời ca mới theo bài Đi Cấy,chủ đề :thầy cô,mái trường
Nội dung 2:
(Thời gian dự kiến : 8phút)
Ôn tập đọc nhạc:
VÀO RỪNG HOA
Nhạc và lời: Việt Anh
-GV cho HS luyện thanh gam Đô truởng:
-GV cho HS đọc thang âm:
Đô-Rê-Mi-Pha-Son-Đố -GV cho HS đọc âm trụ:
Đô-Mi-Son-Đố -GV cho HS đọc TĐN và lời ca bài TĐN số 5 kết hợp vỗ tay theo nhịp
-GV cho HS đọc TĐN kết hợp đánh nhịp.(cả lớp)
-GV cho HS thực hiện TĐN kết hợp đánh nhịp(chia nhóm)
Nội dung 3:
(Thời gian dự kiến: 20phút)
Âm nhạc thừng thức
SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ
DÂN TỘC PHỔ BIẾN
-GV cho HS nghe một bài hoà tấu
-GV giới thiệu: Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau và
vô cùng phong phú.Những nhạc cụ
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS thực hiện
HS ghi bài
HS lắng nghe
Trang 4-GV trình
chiếu HS xem
1 số tranh ảnh
nhạc cụ và
nghe 1 đoạn
âm thanh nhạc
cụ đó)
-GV hỏi
-GV tóm tắt
nội dung
GV hỏi
-GV tóm tắt
nội dung
-GV hỏi
-GV tóm tắt
nội dung
-GV hỏi
-GV tóm tắt
nội dung
này thường dùng để đệm cho hát,múa, độc tấu,hoà tấu…Các nhạc
cụ này thường dùng trong lễ hội,sinh hoạt văn hoá của dân tộc Sau đây là những nhạc cụ thông dụng (phổ biến):
1.Sáo
+Sáo được làm bằng chất liệu gì?
(thân cây trúc,nứa) +Nhạc cụ : sáo được sử dụng như thế nào?(dùng hơi để thổi)
-Sáo được làm bằng thân cây trúc,nứa…dùng hơi để thổi.Có 2 loại : sáo ngang và sáo dọc.
2 Đàn bầu :
+Đàn bầu gồm có mấy dây?(1dây) +Đàn bầu được sử dụng như thế nào?
(dùng que để gảy)
-Đàn bầu chỉ có một dây,dùng que để gảy.
3 Đàn tranh:
+Đàn tranh gồm mấy dây(16 dây,có loại 36 dây(tam thập lục))
+Đàn tranh được sử dụng như thế nào?(dùng móng để gảy)
- Đàn tranh còn gọi là đàn thập lục,dùng móng để gảy.
4 Đàn nhị
+Đàn nhị miền Nam gọi là đàn gì?
(đàn cò) +Đàn nhị (đàn cò) có bao nhiêu dây?
(2 dây) +Đàn nhị (đàn cò) được sử dụng như thế nào?
-Đàn nhị miền Nam gọi là đàn cò,là một nhạc cụ có 2 dây,dùng cung để kéo.
HS lắng nghe
và ghi bài
HS trả lời
-HS ghi bài
HS trả lời
-HS ghi bài
-HS trả lời
-HS ghi bài
-HS trả lời
-HS ghi bài
Trang 5-GV hỏi
-GV tóm tắt
nội dung
GV giới thiệu
và tóm tắt nội
dung
-GV giới thiệu
GV điều khiển
GV dặn dò
5 Đàn nguyệt: (miền Nam gọi là đàn kìm)
+Đàn nguyệt miền Nam gọi là đàn gì? (đàn kìm)
+Đàn nguyệt (đàn kìm) có mấy dây
và được sử dụng như thế nào?(2 dây,móng để gảy)
-Đàn nguyệt miền Nam gọi là đàn kìm ,có 2 dây ,dùng móng gảy.
6.Trống : -Có nhiều loại trống : trống cái,trống cơm,trống đế…
Giới thiệu thêm nhạc cụ 1 số nhạc
cụ khác: đàn tơ-rưng, đàn đá, đàn tỳ bà,song loan
*Giáo dục tư tưởng –liên hệ thực tế:
Đất nước Việt Nam đã có những nhạc
cụ thật đôc đáo và những loại nhạc cụ
đó đã trở thành niềm tự hào cho mỗi người dân Việt Nam và tạo ấn tượng mạnh đối với những du khách nước ngoài đến từ mọi miền trên thế giới
CỦNG CỐ:
(Thời gian dự kiến : 5phút)
1 Trò Chơi:
Ô SỐ MAY MẮN
-HS được chọn tuỳ ý 1 ô số mà mình yêu thích,mỗi ô số tương ứng với 1 nội dung câu hỏi,HS sẽ trả lời nội dung câu hỏi trong ô số mà mình vừa chọn (mỗi ô số chỉ chọn 1 lần).Trong các ô số có 1 ô số may mắn
2 –Hát lại bài hát Đi Cấy kết hợp vỗ
tay theo nhịp
-Thực hiện TĐN số 5 kết hợp đánh nhịp 2/4
DẶN DÒ:
(Thời gian dự kiến : 2phút)
-Học thuộc bài âm nhạc thường thức
-HS trả lời
-HS ghi bài
-HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
Trang 6-Đọc TĐN kết hợp với đánh nhịp
-Hát bài hát Đi Cấy kết hợp với vỗ
tay
-Xem trước Ôn Tập tiết 15 SGK trang
37
và thực hiện