Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người và đang là một trong những vấn đề quan trọng, đáng quan tâm trên thế giới. Nói đến vấn đề dân tộc trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về dân tộc. Hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia, một nước như dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp… Theo nghĩa hẹp dân tộc để chỉ cư dân của một quốc gia nhất định, cùng chung lịch sử, nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một vùng lãnh thổ và có chung một nền văn hóa. Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc (54 dân tộc anh em), việc phân bố địa bàn cư trú chủ yếu theo hình thức xen kẽ nên cũng có những thuận lợi đáng kể tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên việc cư trú xen kẽ cũng mang lại những thách thức không nhỏ cần được sự quan tâm nhằm tạo nên diện mạo một dân tộc Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Trước hết, xin nói đến những mặt thuận lợi của việc cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam. Thuận lợi đầu tiên là tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết nhau, đoàn kết, xích lại gần nhau. Ngay từ khi Đảng ta ra đời đến nay, nhất là từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn thực hành trước sau như một chính sách bình đẳng dân tộc. Ngày 19/4/1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Plây Cu (Gia Lai), Bác Hồ gửi tới đồng bào bức thư đầy thương mến: "Tiếc rằng vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào. Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau. Mặt khác, là để đề phòng trường hợp có thể do chưa thật hiểu nhau, khác nhau trong cách sinh hoạt, phong tục… làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích dẫn đến khả năng va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên một địa bàn. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước ta tạo nên nền văn hóa đa dạng và rực rỡ nhằm củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh, tinh thần chung cho cả dân tộc. Như vậy, tình trạng cư trú xen kẽ của dân tộc ta đã tạo được điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng gắn bó, vững chắc để cùng nhau tiến bộ và phát triển, để sự hòa hợp dân tộc tăng lên, sự cách biệt về trình độ phát triển từng bước thu hẹp lại, trình độ dân trí cũng được nâng cao, các dân tộc hiểu biết tiếng nói của nhau, việc kết hôn giữa nam, nữ các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến càng tăng thêm tính đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc anh em. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu thì tình trạng sống xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình hội nhập và phát triền đất nước như hiện nay. Đó là trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các dân tộc, đặc biệt là ở các dân tộc miền núi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém nên chưa khai thác hết tiềm năng to lớn đó cho sự phát triển: Miền núi Quảng Nam chiếm hơn 80% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là địa bàn cư trú từ lâu đời của đồng bào thiểu số: Cơtu, Xơ Đăng, Cadong, Ba Noong, Ve, Tà riềng và Co, với 102.190 người, chiếm hơn 7% dân số toàn tỉnh, từ năm 1999 đã có 63 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đại đa số người dân sống nhờ vào nương rẫy, chưa có nền kinh tế hàng hóa; Có những dân tộc ít người có đời sống kinh tế- xã hội còn thấp kém. Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, khắc nghiệt như: hạng hán, lũ lụt…Điều kiện canh tác không ổn định nên đời sống của đồng bào còn bấp bênh. Cuộc sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnh tật. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế giữa các dân tộc thiểu số với nhau và giữa các dân tộc thiểu số với các dân tộc đa số vẫn còn nhiểu chênh lệch. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới. Ở nước ta có nhiều dòng ngôn ngữ, trong mỗi dòng lại có những nhóm khác nhau nên trong giao tiếp ở nhiều dân tộc thường sử dụng song ngữ hay đa ngữ. Người Xinhmun ở Tây Bắc ngoài tiếng mẹ đẻ còn biết tiếng Thái, Mông. Ở Việt Bắc, tiếng Tày được dùng khá phổ biến…Các công trình kiến trúc, xây dựng… giữa các dân tộc cũng có nhiều nét khác nhau. Cùng là kiểu nhà sàn nhưng nhà sàn của người Mường khác với nhà sàn của người Thái.Văn hóa ăn mặc của các dân tộc cũng hết sức phong phú như phong cách trang phục của dân tộc Hà Nhì giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí. Trên đây là những thách thức cơ bản đối với tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc Việt Nam. Từ những thách thức đó đã đặt ra những vấn đề mang tính cấp thiết cho toàn xã hội - cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa… nhằm tạo nên một đất nước Việt Nam phát triển toàn diện về mọi mặt trên cơ sở gắn kết, chung sức đồng lòng giữa 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ nước nhà. . đến vấn đề dân tộc trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về dân tộc. Hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia, một nước như dân tộc Việt Nam, dân tộc. chung cho cả dân tộc. Như vậy, tình trạng cư trú xen kẽ của dân tộc ta đã tạo được điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cư ng quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng. khó khăn, đại đa số người dân sống nhờ vào nương rẫy, chưa có nền kinh tế hàng hóa; Có những dân tộc ít người có đời sống kinh tế- xã hội còn thấp kém. Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều