Thí sinh nên ăn nhiều cải bắp pps

6 320 0
Thí sinh nên ăn nhiều cải bắp pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thí sinh nên ăn nhiều cải bắp Cải bắp, bắp cải hay sú, tên khoa học là Brassica oleracea L. var. capitata L., thuộc họ cải (Brassicaceae). Cây mọc khỏe, có lá rộng, lượn sóng. Thân to và cứng, mang những vết sẹo của những lá đã rụng. Chùm hoa ở ngọn gồm nhiều hoa có 4 lá đài màu lục và 4 cánh hoa màu vàng. Phân bố và sinh thái: Cải bắp có nguồn gốc từ cây cải hoang dại ở các vách đá. Các quá trình lai, tuyển chọn, xáo trộn di truyền đã làm cho loài cây hoang dại biến đổi thành nhiều thứ: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa. Cải bắp là loại rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu. Những giống cải bắp chính vụ chỉ cuốn bắp khi nhiệt độ dưới 200C. Tuy nhiên, những giống cải bắp chịu nhiệt (chủ yếu là những giống lai) vẫn vào bắp ở nhiệt độ 25 - 270C. Cải bắp được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam, trước đây, cải bắp là đặc sản của Đà Lạt, nhưng ngày nay, nhiều huyện ngoại thành TP.HCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã trồng được cải bắp. Những giống cải bắp dùng để xuất khẩu có giá trị đang được trồng phổ biến ở nước ta hầu hết đều là giống nhập từ nước ngoài như giống boston của Pháp, phẩm chất trung bình, giống K. K. cross, N. S. cross và K. V. cross của Nhật đều là những loại rau ăn ngon. Chế biến làm thực phẩm: Người ta đã xác định trong cải bắp tươi, theo tỷ lệ g% có: nước 90, protid 1,8, glucid 5,4, cellulose 1,6, chất tro 1,2. Cải bắp cũng giàu về muối khoáng, (tính theo mg%) nhất là calcium 48, phosphor 31. Lượng vitamin C 30 trong cải bắp chỉ thua kém cà chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Năng lượng do cải bắp cung cấp cho cơ thể là 29 kcal. Cải bắp thường được dùng làm rau để chế biến các loại thức ăn như rau luộc, rau xào với thịt nạc và tôm như các món xào khác, nấu canh thịt, cũng dùng làm nộm, muối dưa ăn xổi như muối dưa cải gia thêm tỏi, rau răm, đường, muối; cải bắp muối xổi ăn giòn, hơi mặn, hơi chua, thơm mùi rau răm, tỏi. Khi có nhiều thì đem muối vào khạp chứa muối và phèn chua, rồi ngâm trong một vài tuần thì nó sẽ chua và ăn được. Người ta còn nhồi thịt heo nạc băm nhỏ vào các lá cải bắp để hầm nhừ, hoặc dùng nó cuốn thịt nạc để vào xửng mà hấp. Sử dụng làm thuốc: Cải bắp đã được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời thượng cổ. Người ta gọi nó là “Thầy thuốc của người nghèo”. Ngày nay, người ta đã biết nhiều tác dụng của cải bắp. Trước hết, nó là loại thuốc trị giun tốt. Dùng đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, ong vò vẽ, nhện…). Nó còn dùng làm thuốc dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông (lấy các lá cải bắp rồi dùng bàn ủi ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau). Nó làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khản tiếng), hoặc uống trong (ho, viêm sưng phổi). Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S). Nước sắc cải bắp dùng lọc máu. Sau hết, nó là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ. Những người hay lo âu, các thí sinh đi thi, người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi liên miên nên dùng cải bắp thường xuyên. Trong thời gian gần đây, người ta sử dụng cải bắp để chữa đau dạ dày. Năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, do đó cải bắp có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày, ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Vitamin U bị hủy ở nhiệt độ cao, nên người ta phải dùng nước ép cải bắp tươi. Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho ra từ 500 ml tới 700 ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 - 500 ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000 ml, chia làm 4 - 5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Tất cả các thứ của loài cải (Brassica oleracea L.), như cải rổ (var. viridis L.), cải bẹ dúng (var. sabauda.), súp lơ, cải hoa (var. botrytis L.)… đều có tác dụng chữa bệnh như cải bắp. ó Rau là những vị thuốc quý Thứ năm, 22/03/2007, 07:01 GMT+7 Trong một lần tôi tham gia đoàn nghiên cứu chất độc ở Quảng Trị, khi cầm một mảnh bom thì chất bụi màu trắng tung lên, các thành viên trong đoàn đều bị choáng váng, phải đi nhanh về nhà dân để nghỉ. Tôi nghĩ ngay đến việc dùng rau muống sống để giải độc, may sao ở đó có ao rau muống. Mỗi người chúng tôi đều nhai ít rau muống sống. Lát sau, tôi ra phía bờ sông, gặp một người đang vò đãi đậu xanh. Tôi xin một ít đậu sống về cho anh em nhai nuốt nước. Thế là toàn đoàn tránh được bị nhiễm độc. Nhiều người không biết rau chúng ta ăn hàng ngày cũng là những vị thuốc quý. Tôi đã giới thiệu với một số bạn bè dùng cải xoong giã ép lấy nước uống để trị mệt mỏi do nóng bức… Các bạn tôi đã sử dụng và cho biết khi dùng thấy rõ hiệu quả là ngủ ngon giấc và hạ huyết áp. Tại hội thảo hóa học các hợp chất thiên nhiên với y học cổ truyền tổ chức ở TP.HCM ngày 26/11/2002, anh Nguyễn Đăng Lương cho biết: ăn rau lang lé tía (tím) trị bệnh tiểu đường. Có thể luộc, xào, nấu canh… gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng ba tuần lễ. Gần 40 năm rồi, bệnh không tái phát. Anh đã hướng dẫn cho những người khác và đều thu được kết quả tốt. Vài dẫn chứng nêu trên giúp cho chúng ta hiểu rõ: ngoài giá trị làm rau ăn ra, nhiều loại cây cỏ còn giúp cho việc trị bệnh có kết quả tốt. Rau cung cấp cho cơ thể chúng ta protein (có nhiều trong rau ngót, dền, rau nhút …), lipid, glucid và nhất là các vitamin. Rau cung cấp cho cơ thể gần 100% vitamin C, khoảng 50% các loại vitamin nhóm B và nhiều vitamin khác như vitamin A, vitamin PP. Nó cũng cung cấp nhiều chất khoáng như iod, sắt, calcium, kalium và các chất xơ. Do đó, trong bữa ăn, ngoài những loại thức ăn động vật, không thể thiếu các loại rau. Nếu chúng ta sử dụng đúng thì ngoài tác dụng cung cấp các yếu tố cần thiết cho cơ thể con người, rau còn có thể chữa được một số bệnh thường gặp. ó . Thí sinh nên ăn nhiều cải bắp Cải bắp, bắp cải hay sú, tên khoa học là Brassica oleracea L. var. capitata L., thuộc họ cải (Brassicaceae). Cây mọc khỏe,. biến đổi thành nhiều thứ: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa. Cải bắp là loại rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu. Những giống cải bắp chính vụ chỉ cuốn bắp khi nhiệt độ. những giống cải bắp chịu nhiệt (chủ yếu là những giống lai) vẫn vào bắp ở nhiệt độ 25 - 270C. Cải bắp được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam, trước đây, cải bắp là đặc sản

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan