Ăn hải sản tái, sống coi chừng nhiễm giun Một bệnh nhân nam, 43 tuổi, làm ruộng, sinh sống tại xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An, đến Bệnh viện mắt TP.HCM do lồi mắt trái. Cách đó hai tuần, bệnh nhân bị đau đầu và sưng phù vùng trán, mí mắt trên bên trái nên không mở mắt được. Bệnh nhân đi khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh. Bốn ngày sau, vùng sưng phù giảm, bệnh nhân mở hí được mắt. Đến sáng ngày thứ 5, mắt trái sưng trở lại, bệnh nhân bị nhức đầu và mắt trái dữ dội. Sau khi được nhỏ thuốc dưới đáy lưỡi bệnh nhân thấy bớt đau đầu. Sau đó, bệnh nhân xin chuyển lên Bệnh viện mắt TP.HCM. Bệnh nhân thỉnh thoảng có ăn thủy sản (tôm, cá, mực ) sống, lần sau cùng ăn cá lóc nướng, lẩu thủy sản cách đó khoảng 2,5 tháng. Giun chui ra từ mặt bệnh nhân Theo BS. Lê Thị Xuân, Đại học y dược TP.HCM và BS. Nguyễn Trần Thúy Hằng, Bệnh viện mắt, những bác sĩ điều trị cho bệnh nhân trên, tổng trạng bệnh nhân tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Các cơ quan khác trong giới hạn bình thường. Mắt trái lồi, lệch trục không đau, ấn không thụt vào, xuất huyết dưới kết mạc, hạn chế vận nhãn. Bệnh nhân được chẩn đoán: mắt lồi do tụ máu hốc mắt, điều trị: kháng sinh, kháng viêm. Ngày thứ 2, mắt trái giảm lồi, gần như bình thường, nhưng có một khối phù nề khác xuất hiện ở vùng trán, giữa hai chân mày, khối sưng phù này chuyển dần sang vùng trán phải, làm sưng vùng quanh mắt phải. Đến đêm ngày thứ 2, mắt phải sưng húp. Bệnh nhân có cảm giác như kim chích, đau nhưng không ngứa ở vùng bị sưng. Đến sáng ngày thứ 3, bệnh nhân thấy có một mụn nhỏ như đầu kim nhô lên giữa vùng sưng phù ở gò má, gần mí mắt dưới phải, nhưng không quan tâm vì tưởng là mụn bình thường. Theo dõi diễn tiến của bệnh, các bác sĩ nhận thấy nốt sưng phù có thay đổi vị trí trên mặt bệnh nhân, khi một khối phù nề xuất hiện ở chỗ mới thì sang thương ở chỗ cũ xẹp xuống nhanh chóng, nên đã nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng. Đến khi nhìn thấy có mụn trên mặt bệnh nhân, bác sĩ đã dùng kính hiển vi quan sát mụn này ngay, khi đó mới nhận thấy cái mụn đó là đầu của một con giun, đang cử động, nhúc nhích. Bác sĩ dùng kẹp kéo nó ra khỏi chỗ sưng, một dịch tiết trong chảy ra theo sau khi giun được lấy ra. Giun còn sống, có màu đỏ ở 1/3 đầu và đen ở 2/3 sau thân. Trong thời gian gần đây, bệnh do Gnathostoma spinigerum được phát hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Bệnh phổ biến ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt ở Thái Lan, nơi có tập quán ăn thủy hải sản tái, sống bị nhiễm ấu trùng của loài giun này. Đây là một loại giun của chó mèo, giun không trưởng thành được trong cơ thể người, chỉ ở dưới dạng ấu trùng. Ấu trùng này không ở một nơi nào cố định mà thường xuyên di chuyển trong các mô, từ da vào đến các cơ quan nội tạng, gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển ở da hoặc nội tạng. Theo y văn thế giới, các thể ngoài da chiếm đa số các trường hợp, và đã có nhiều ca ấu trùng được tìm thấy trong các sang thương bằng sinh thiết da hoặc rạch da. Một loại ký sinh trùng nguy hiểm Giun có chiều dài 11 mm, chiều ngang 1 mm. Đầu là một khối tròn, trên đó có 8 hàng gai. Hình dạng các gai: phần đáy hình vuông, mỗi gai có một móc. Miệng giun ở mút đầu, có một cặp môi. Thân được bao phủ bởi nhiều gai nhỏ, mỗi gai có một móc, xếp cách quãng đều nhau, thành hàng quanh thân giun, gai nhỏ và thưa dần về phía đuôi. Các đặc điểm về hình dạng và kích thước cho thấy đây là một giun cái loài Gnathostoma spinigerum. Theo y văn, đặc điểm của biểu hiện ở da do ấu trùng lạc chỗ là sang thương thay đổi vị trí theo thời gian, xuất hiện một hay nhiều lần ấu trùng có thể định vị ở các độ nông sâu khác nhau: trong cơ, mô mỡ, mô liên kết dưới da, trong da. Ấu trùng di chuyển khắp nơi trong cơ thể bệnh nhân, nhưng khi ra ngoài da thường hay ở các chi trên hoặc dưới, hoặc mặt. Trong trường hợp trên, ấu trùng Gnathostoma đột ngột xuất hiện trên mặt bệnh nhân, gây ra nốt sưng phù di chuyển từ vùng trán trái, xuống mắt trái, gây sưng quanh mắt trái rồi sang phải làm sưng húp mắt phải và gây ra xuất huyết dưới kết mạc, làm lồi mắt của bệnh nhân, tốc độ di chuyển của khối u khá nhanh, từ hốc mắt trái đến giữa trán chỉ trong vòng 1 ngày và từ giữa trán xuống gò má phải cũng chỉ 1 ngày. Cuối cùng giun tự trổ ra ở gò má phải, ngay dưới mắt. Rất may là giun chỉ di chuyển vòng quanh mắt chứ không vào mắt. Trước đây, đã có 1 ca Gnathostoma ngoài da, bệnh nhân cũng là một nông dân, sống tại tỉnh Đồng Tháp, ấu trùng tạo nhiều nốt phù di chuyển trên mặt sau cùng đi vào mắt, làm cho bệnh nhân nhìn mờ. Tháng 3/2003, các bác sĩ cũng đã phát hiện được 1 ca nhiễm Gnathostoma ở mắt trên 1 bệnh nhân, sống tại huyện Hóc Môn, làm ruộng, bệnh cảnh cũng tương tự, đầu tiên bị đau đầu, đau vùng mắt trái, hướng lên vùng trán, lan xuống vùng xương chẩm, cơn đau cứ di chuyển như vậy trong khoảng 1 tuần, rồi đột nhiên, bệnh nhân cảm thấy đau nhức mắt trái nhiều và sau đó cảm thấy có vật gì che mắt làm cho nhìn không rõ. Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện mắt TP.HCM, các bác sĩ đã mổ mắt và lấy ra 1 ấu trùng của Gnathostoma spinigerum. Thông thường giun di chuyển ra da nhưng hiếm khi tự trổ ra ngoài da, nhưng ở nước ta, trước đây đã phát hiện được 4 trường hợp ấu trùng di chuyển ngoài da do giun tự chui ra ngoài từ sang thương trên da. Trong 9 trường hợp Gnathostoma ngoài da bắt được ấu trùng trước đây, các bác sĩ đã chủ động theo dõi diễn tiến của bệnh và can thiệp đúng lúc, có 6 trường hợp dùng kim vô trùng gợi nhẹ lớp da ở một điểm nghi ngờ để bắt giun và 3 trường hợp làm sinh thiết da nơi có tổn thương nghi do Gnathostoma. Biểu hiện lâm sàng ở da do ấu trùng lạc chỗ phong phú và đa dạng, có thể nhầm lẫn với một số bệnh da và dị ứng, nhưng nếu theo dõi có thể phát hiện được nhờ đặc điểm sang thương là những nốt sưng phù, thường có tính di chuyển. Ấu trùng có thể di chuyển vào bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể bệnh nhân và bệnh trở nên nghiêm trọng nếu ấu trùng di chuyển vào mắt hoặc hệ thần kinh. Vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. O . Ăn hải sản tái, sống coi chừng nhiễm giun Một bệnh nhân nam, 43 tuổi, làm ruộng, sinh sống tại xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An, đến Bệnh viện. Đông Nam Á, đặc biệt ở Thái Lan, nơi có tập quán ăn thủy hải sản tái, sống bị nhiễm ấu trùng của loài giun này. Đây là một loại giun của chó mèo, giun không trưởng thành được trong cơ thể người,. viện mắt TP.HCM. Bệnh nhân thỉnh thoảng có ăn thủy sản (tôm, cá, mực ) sống, lần sau cùng ăn cá lóc nướng, lẩu thủy sản cách đó khoảng 2,5 tháng. Giun chui ra từ mặt bệnh nhân Theo BS. Lê