1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng cây măng cụt docx

5 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,13 KB

Nội dung

Cây có gốc phân cành lớn nên tán rộng.. Cây lớn đã thu hoạch thường cho 1 đợt lộc trong năm.. Cây ra lộc tháng 9, 10 dl sẽ cho trái nhiều hơn các tháng khác, vì kịp trổ hoa lúc trời lạnh

Trang 1

Kỹ thuật trồng cây măng cụt

Trang 2

Cây măng cụt có bộ rễ phát triển chậm và yếu, thường ở lớp đất mặt Cây có gốc phân cành lớn nên tán rộng Lá bắt đầu bằng 1 lộc nhỏ về sau nở

ra thành 2 là mọc đối Khi còn nhỏ, mỗi năm cho 2 đợt lộc Cây lớn đã thu hoạch thường cho 1 đợt lộc trong năm Cây ra lộc tháng 9, 10 (dl) sẽ cho trái nhiều hơn các tháng khác, vì kịp trổ hoa lúc trời lạnh vào tháng 1 Thu hoạch từ giữa tháng 4 cuối tháng 5

I Ðặc điểm của cây

Cây măng cụt có bộ rễ phát triển chậm và yếu, thường ở lớp đất mặt Cây có gốc phân cành lớn nên tán rộng Lá bắt đầu bằng 1 lộc nhỏ về sau nở

ra thành 2 là mọc đối Khi còn nhỏ, mỗi năm cho 2 đợt lộc Cây lớn đã thu hoạch thường cho 1 đợt lộc trong năm Cây ra lộc tháng 9, 10 (dl) sẽ cho trái nhiều hơn các tháng khác, vì kịp trổ hoa lúc trời lạnh vào tháng 1 Thu hoạch từ giữa tháng 4 cuối tháng 5

Hiện nay do chăm sóc chưa tốt nên khoảng 12 năm sau khi trồng cây mới cho trái

II Cách trồng

Măng cụt được trồng bằng hạt Nên gieo trong các bịch đất để dưới tán cây mát, tưới đều đê giữ ẩm

Ðất gieo hạt cần tươi xốp, bón thêm phân chuồng hoai và tro Hai năm sau cây cao 35 - 50 cm có thể đem trồng được

Trang 3

Khoảng cách cây từ 8 - 10m tùy theo liếp đơn hay đôi Hố trồng bón lót:

- 30 kg phân chuồng hoai

- 100 - 200 g SA (40 - 80 g Urê)

- 200 - 300 g Super Lân

- 100 – 200 g KCl

III Chăm sóc

1 Bón phân

Sau khi trồng măng cụt, có thể trồng xen chanh, chuối Vì vậy bón phân cho cây trồng xen có thể giảm hoặc không cần bón thêm phân cho măng cụt

Khi cây vào thời kỳ thu hoạch, cần chú ý bón phân cân đối, lượng phân có thể gia giảm tùy theo sinh trưởng cây và san lượng thu hoạch của năm trước đó, để tránh hiện tượng ra quả cách năm và làm cho cây tăng dần sản lượng

Mỗi cây trong năm có thể bón với lượng như sau:

- Phân chuồng hoai 20 - 30 kg

- Tro 1 - 2 giạ

- Vôi bột 3 - 5 kg

Trang 4

- Urê 1 - 2 kg

- Super lân 1 - 1,5 kg

- KCl 1,5 – 2 kg

Bón bằng cách cào lỗ rải theo tán cây, riêng phân hóa học có thể đào hốc bón luân phiên theo mép tán, mỗi lần 1/2 tán cây

Có thể bón 1 lần/năm vào tháng 7, 8 (dl) sau khi thu hoạch

Nếu bón hai lần thì lần đầu vào tháng 7, 8 (dl) bón phân chuồng + vôi, tro và 1/2 phân vô cơ, giúp cây phục hồi sau khi thu hoạch, và giúp ra lá mạnh vào tháng 9, 10 Lần thứ hai bón 1 /2 phân vô cơ vào tháng 11, 12 (trước khi cây trổ hoa)

2 Phòng trừ sâu bệnh

Cây măng cụt ít bị sâu bệnh nhưng đôi lúc cũng có vài loại gây hại nặng cục bộ như:

a Sâu đục lòn lá: Sâu và bướm có kích thước nhỏ khoảng 5 - 6 mm nên khó phát hiện Sâu đục lòn giữa hai lớp biểu bì lá làm phồng dộp và lá bị cháy Sâu thường xuất hiện vào mùa mưa Vì vậy những đợt lộc mới ra có thể phun bằng các loại thuốc như Dimecron 50DD nồng độ 1/500, Padan 95SP 1/1000, Sevin 80 WP 1/600

b Sùng, mối: Có thể rải vôi hoặc Sevidol 4H quanh gốc cây, khoảng

20 g/ gốc

Trang 5

c Bệnh nấm lá khô cành do nấm Collectotrichum Sp có thể dùng Benlat 80 WP trị với liều 1/300

d Bệnh nấm hồng làm khô lá, cành phải cắt bỏ đốt cành lá bệnh, xịt trừ bằng Validacin 3 DD, dùng nồng độ 1/80

3 Quản lý nước và cắt tỉa

Phải cho nước ra vào thường xuyên, không để ngập úng hay quá khô Phải thường lải bỏ các tược vô hiệu mọc bên tong tàng cây, và tạo thông thoáng tránh sâu bệnh./

Ngày đăng: 08/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w