Cây ớt cay Đặc điểm cây ớt cay Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ Cà Solanaceae. Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Cây ớt có nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài hoang dại, được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm. Điều kiện trồng Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy mầm ở 25-30 độ C, dưới 10 độ C hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15- 20 độ C, cần nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%. Song không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc. Thời vụ: - Vụ đông - xuân gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4-5 đến tháng 6-7 năm sau. - Vụ hè thu gieo hạt từ tháng 6-7, trồng vào tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau. Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng đất trống không trồng được lương thực, người ta có thể trồng ớt xuân - hè, gieo hạt từ tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 7-8. Giống ớt và giá trị kinh tế Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao. Một số giống ớt tiêu biểu được trồng rộng rãi tại Việt Nam: - Ơt sừng bò: được trồng rộng rãi ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ như Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên…Thời gian sinh trưởng của ớt sừng bò từ 110 đến 115 ngày, tùy theo vụ. Quả dài 10-12 cm, đường kính quả 1-1,5cm. Khi chín màu đỏ tươi, trồng 35-40 ngày đã có quả.Nếu trồng riêng rẽ từng cây trong vườn thì ớt sừng bò có thể sống 2-3 năm. - Ớt chìa vôi: được trồng phổ biến ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các tỉnh ven biển miền Trung. Thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày, cây cao 40-45 cm có 4-5 cành, mỗi cây cho 40-45 quả. Hai giống ớt trên có quả to, nhiều, màu đẹp nhưng hay bị thán thư, vi rút và nhện trắng phá hại. Phân viện khoa học miền Nam đã tạo ra được một số giống 01 do lai giứa ớt xiêm và ớt chỉ thiên có chất lượng tốt hơn: chất khô cao, bột quả giữ được màu đỏ, đẹp, được người tiêu dùng ưa thích, rất phù hợp với việc làm ớt bột. CÂY ỚT NGỌT I. NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI: Cây ớt ngọt có nguồn gốc ở Mehico, châu Mỹ, hiện nay đang được trồng ở mọi châu lục. Cây ớt ưa ấm, có phản ứng trung tính với độ dài ngày, và có khả năng chịu bóng. Ớt ngọt sinh trưởng tốt trên đất thịt, thoát nước tốt, độ pH khoảng 5,5 - 7,0. Khả năng chịu hạn và chịu úng của loại cây này không cao. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nở hoa và tạo quả là 18 - 30 0 C, sức sống của hạt phấn giảm đáng kể khi nhiệt độ dưới 15 0 C và trên 30 0 C. II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 1. Thời vụ: Vụ Đông xuân: Gieo tháng 8 - 9 trồng tháng 10 thu hoạch đến tháng 3 – 4 năm sau. 2.Giai đoạn vườn ươm: Chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, làm đất tơi xốp giữ ẩm và thoát nước tốt. Lên luống: rộng 0,9 - 1m, cao 20 - 25cm. Bón lót: Phân chuồng mục 3 - 4kg/m 2 . Lượng hạt gieo 2g/m 2 . Tiêu chuẩn cây con để trồng 5 - 6 lá thật, cao khoảng 12 - 15cm, sạch sâu, bệnh . 2. Làm đất, trồng: Nên chọn đất tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH 6,5 - 7,0, mùn tổng số 1,5% và chủ động tưới tiêu. Làm đất: Cần phơi ải đất, cày bừa kỹ, lên luống rộng 1,2 - 1,4m, cao 25 - 30cm, rãnh 25cm, trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 0,7x0.,4m (mật độ 35.000 - 40.000 cây/ha). 3. Phân bón: + Lượng bón: Loại phân Tổng số Bón lót Bón thúc (%) kg/ha kg/sào (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Phân chuồng 20.000 720 100 - - - - Đạm u rê 300 11 15 20 25 25 15 Lân supe 800 30 100 - - - - Kali sunphat 600 22 100 - - - - Nếu thiếu phân chuồng có thể bổ sung phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác với lượng dùng bằng 1/3 phân chuồng. Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân tươi để tưới bón cho cây. + Cách bón thúc: - Lần 1: Sau trồng 10 - 12 ngày kết hợp xới xáo nhẹ. - Lần 2: Khi hoa ra rộ. - Lần 3: Sau khi thu quả đầu. - Lần 4: Sau khi thu quả rộ. 4. Tưới nước: Nguồn nước tưới: Nên dùng nguồn nước không bị ô nhiễm. Trước khi tưới nước phải làm cỏ, xới xáo, bón thúc, vun luống. Vào thời kỳ nụ, hoa, quả rộ, phải đảm bảo đủ nước; có thể tưới rãnh. 5. Phòng trừ sâu bện - Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu dùng biện pháp canh tác (luân canh cây trồng, dọn tàn dư đồng ruộng ) chọn giống sạch bệnh, dùng thuốc sinh học. Sử dụng thuốc hoá học chỉ là giải pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp trên. Một số loại thuốc hoá học có thể dùng khi thật cần thiết. + Thuốc trừ bệnh: Thán thư, đốm lá : Bavistin, Zinep 80WP, Ridomil MZ 72WP, Mancozel 80WP, Anvil 5SC, Topsin 50WP. + Thuốc trừ rệp, sâu: Trebon 10EC, Sherpa 25EC, Pegasus 500SC 6. Thu hoạch: Lúc quả đạt tiêu chuẩn thương phẩm (không quá non, quá già) khi thu tránh giập nát và loại bỏ quả sâu bệnh. . Cây ớt cay Đặc điểm cây ớt cay Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ Cà Solanaceae. Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân. hợp với việc làm ớt bột. CÂY ỚT NGỌT I. NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI: Cây ớt ngọt có nguồn gốc ở Mehico, châu Mỹ, hiện nay đang được trồng ở mọi châu lục. Cây ớt ưa ấm, có phản. lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như