BUỒN VUI NGHỀ DẠY HỌC Một kỷ niệm có thật diễn ra trong cuộc đời dạy học của tôi, nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt nam, cũng là kỷ niệm 30 năm phấn đấu và trưởng thành của tôi trong nghề dạy học, niềm vui có nhiều, xong nỗi buồn thì cũng không ít, nhưng đây là kỷ niệm làm hoaphuong ấn tượng nhất, xúc động nhất hoaphương xin chia sẻ cùng bạn đọc. Cám ơn sự quan tâm của các bạn đọc gần xa. Năm 1979, tốt nghiệp trường sư phạm, tôi nhận quyết định về dạy học ở một trường phổ thông do tổ chức liên hợp quốc tài trợ và xây dựng. Trường gồm 32 lớp, với đội ngũ hơn 100 giáo viên và hơn 1000 học sinh. Bộ môn tôi phụ trách là môn hóa học , nhưng vì thiếu giáo viên, tôi kiêm thêm dạy cả môn vật lý. Học sinh lớp cuối cấp thường là lớn tuổi và hay nghịch ngợm, có em chỉ kém tôi 4 tuổi.Vì là giáo viên trẻ mới ra trường nên tôi không tránh khỏi việc đôi lúc bị một số em học sinh nam trêu chọc mặc dù tôi đã cố gắng tỏ ra đạo mạo và hết sức nghiêm khắc trong quá trình lên lớp. Cho đến một hôm. Hôm đó tôi có một tiết dạy duy nhất ở một lớp cuối cấp, tiết thứ năm, cuối giờ học, tôi nhận được mảnh giấy :"Cô ơi! Em yêu cô! -Mảnh giấy được để ngay trong cặp sách của tôi từ khi nào? Nét chữ của một học sinh nam! Tôi đoán chắc là như thế. Đầu óc tôi quay cuồng, cảm giác bị xúc phạm bởi một học sinh hỗn láo, xấc xược, đêm đó tôi không sao ngủ được. Tôi quyết định tìm cho ra thủ phạm và sẽ cho "nó "một bài học.Tôi mong chóng đến ngày tôi lại có giờ ở lớp đó, thời gian trôi vô cùng chậm, và rồi , ngày ấy đã đến. Bước vào lớp, với vẻ mặt và giọng nói "lạnh như băng", tôi đọc lệnh :"Làm bài kiểm tra 15 phút", Cả lớp ngơ ngác và chấp hành nghiêm túc, đề bài tôi ra không khó, ( chỉ có cách đó học sinh mới viết được nhanh, viết nhiều , và tôi sẽ thuận lợi trong việc truy tìm thủ phạm của mảnh giấy làm tôi mất ăn, mất ngủ). Chiều hôm đó, sau khi loại bỏ số bài của 22 em nữ, tôi trải toàn bộ số bài còn lại lên bàn, một tay cầm mảnh giấy so sánh, đối chiếu, xăm soi Nhưng ! Tự nhiên từ trong sâu thẳm đáy lòng, tôi có cảm giác như ai đó đang nhắc nhở :" Cô đang làm gì vậy? Cô đang có hành động của một kẻ tiểu nhân chứ không phải là việc làm của một con người cao thượng, việc làm đó chỉ dành cho nhưng kẻ thấp hèn, không hợp với cô- một cô giáo! Nên chăng hãy dừng lại trước khi việc làm đó xảy ra, kẻo sau này cô sẽ hối tiếc về những gì cô đã nghĩ, sẽ làm! Sau một hồi suy nghĩ, tôi quyết định rất nhanh: Tôi đốt mảnh giấy và thầm nghĩ:Hãy coi đó là một "tai nạn nghề nghiệp". Nhưng để chiến thắng "cái tôi" không phải là dễ, sau đó là những chuỗi ngày đấu tranh giữa điều "muốn biết " và những điều"không cần biết", tác giả hỗn láo của mảnh giấy kia vẫn cứ ám ảnh trong tôi. Nhưng rồi tôi trấn tĩnh lại và thầm nhủ" không thèm chấp!" Tôi vẫn lên lớp với thái độ bình thường như trước, tôi giải thích với học sinh là bài kiểm tra hôm trước chỉ là đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức nên cô không chấm!Thời gian dần trôi và câu chuyện "mảnh giấy "cũng trôi vào dĩ vãng. Bốn năm sau, ngày 20-11, như thường lệ, tôi nhận được nhiều thư, bưu thiếp của học sinh gửi tặng, nhưng rồi tôi hoa mắt khi đọc được một tấm bưu thiếp với nội dung:"Thưa cô! Có lẽ bây giờ cô vẫn chưa biết người học trò đã viết mảnh giấy hỗn láo với cô cách đây bốn năm là ai. Em hiểu là cô không cần biết. Từ sau khi em viết mảnh giấy và trộm nhét vào cặp cô, em muốn thử xem cô phẫn nộ đến mức nào! (một hành động hết sức dai dột của trẻ con) , rồi em nhận được thái độ" không thèm chấp" của cô, em đã hối hận rất nhiều. Nhưng ngày đó em không đủ can đảm để xin lỗi cô, giờ đây em đã trưởng thành, em đã là học sinh năm thứ ba của một trường đại học, em thành thật xin lỗi cô và mong cô tha thứ, cô đã dạy cho em bài học về sự đúng mực trong quan hệ Thầy-trò,giá trị của lẽ phải , và đặc biệt là lòng vị tha, sự độ lượng của một tấm lòng nhân hậu.Nhân ngày 20-11, em kính chúc cô mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Em cám ơn cô".Cuối thư em hẹn hè về sẽ đến thăm tôi. Nhưng hè đó, tôi đã ra nước ngoài dạy học suốt cho đến nay.Chúng tôi mất liên lạc từ đó. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở nước ngoài, tôi về tiếp tục công tác ở Hà Nôi, một thứ bảy trong tháng 11-2009, tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại, em giới thiệu đã từng là học sinh cũ của tôi, muốn được đến thăm nếu tôi đồng ý, tôi chấp nhận và hẹn giờ.Đúng 8g30 phút sáng, sau hồi chuông , tôi ra mở cửa, trước mắt tôi là một người đàn ông cao lớn, dáng vẻ đầy tự tin, em gật đầu cúi chào và sau đó giới thiệu Họ và tên, niên khóa học do tôi dạy bộ môn trước đây, lục tìm trong trí nhớ, tôi không ngờ cậu học trò có đôi mắt sáng, tiếp thu nhanh nhưng cũng nghịch ngợm không kém ngồi ở đầu bàn cuối lớp giờ đây đã thay đổi cả về vóc dáng đến phong cách trò chuyện, em cho biết giờ đây em đã là phó khoa cấp cứu của một bệnh viện tầm cỡ lớn nhất nước ta đóng trên địa bàn Hà nội.Qua một số bạn học phổ thông, em đã có số điện thoại của tôi. Em ngỏ lời muốn tôi đồng ý đi kiểm tra tổng thể sức khỏe, em giải thích rằng ở độ tuổi của tôi, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là điều cần thiết .Em cũng muốn tôi hiểu việc làm đó của em đối với tôi như một món quà tặng cô giáo nhân ngày nhà giáo để tỏ lòng biết ơn tôi.Tôi đã đồng ý .Chiều hôm ấy, đúng hẹn, tôi có mặt ở bệnh viện , em đã chờ tôi ở đó và đích thân em dẫn tôi đi đến từng khoa, đến đâu em cũng giới thiệu với mọi người:"Đây là cô giáo đã dạy tôi cách đây 30 năm ." Các bác sĩ có mặt hôm đó đều nói rằng tôi có một học sinh hiếu nghĩa và thành đạt. Khi chia tay, em bắt tay tôi và nói:" Cô cho em xin lỗi cô lần nữa, em chính là người học trò nghịch ngợm đã khiến cô phải phiền lòng năm xưa! Cô nhớ giữ gìn sức khỏe". Tự nhiên nứơc mắt trong tôi cứ trào ra, , đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc. Và tôi hiểu thêm rằng: Được đứng trên bục giảng, ngoài trách nhiệm lớn lao là truyền đạt kiến thức cho học sinh, tôi còn có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Tôi cám ơn ba mẹ đã sinh ra tôi, cám ơn cuộc đời đã cho tôi được gắn bó với nghề dạy học 30 năm qua. Hà nội ngày 15-11-2009 . của tôi, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe là điều cần thiết .Em cũng muốn tôi hiểu việc làm đó của em đối với tôi như một món quà tặng cô giáo nhân ngày nhà giáo để tỏ lòng biết ơn tôi. Tôi. thiệu đã từng là học sinh cũ của tôi, muốn được đến thăm nếu tôi đồng ý, tôi chấp nhận và hẹn giờ.Đúng 8g30 phút sáng, sau hồi chuông , tôi ra mở cửa, trước mắt tôi là một người đàn ông cao. giờ học, tôi nhận được mảnh giấy :"Cô ơi! Em yêu cô! -Mảnh giấy được để ngay trong cặp sách của tôi từ khi nào? Nét chữ của một học sinh nam! Tôi đoán chắc là như thế. Đầu óc tôi quay