Mẹo vặt y khoa thực dụng Cúm Cảm và cúm khác nhau ra sao? Đây có lẽ là một câu hỏi khó trả lời cho bất cứ ai, ngoại trừ những nhân viên phân chất mẫu vi khuẩn của hai loại bệnh này. Thông thường, theo kinh nghiệm của bác sĩ, chúng có những điểm khác nhau được ghi nhận như sau: - Cảm lâu lành hơn cúm. - Cúm gây khó chịu nhiều hơn cảm. - Người bệnh cúm hay lên cơn sốt hơn, và cơn sốt thường đến rất nhanh, rất đột ngột. - Cúm hay gây nhức đầu hơn cảm. - Cúm gây nhức mỏi mình mẩy, uể oải nhiều hơn cảm. - Cảm và cúm đều có thể gây triệu chứng tối tăm mặt mày, nhưng triệu chứng của cúm thường mạnh hơn nhiều. - Cảm thường làm sổ mũi, cúm rất ít khi. - Người bệnh cúm thường ho nhiều và ho rũ rượi hơn người bệnh cảm. Bệnh cảm thường ít ho, có thể chỉ ho khan vài tiếng. Và dĩ nhiên, dù không phải là bác sĩ, bạn cũng có thể nhận biết mình bị cúm rất dễ dàng, vì cúm là căn bệnh theo mùa và rất hay lây. Khi bạn tiếp xúc với người bị cúm và hôm sau bắt đầu thấy khó chịu thì chắc chắn là bị cúm rồi! Có lẽ không ai quên được cảm giác khó chịu khi bị bệnh cúm. Mọi triệu chứng của bệnh này đều hết sức khó chịu và thường ở mức độ mạnh. Đã bị một lần, bạn không bao giờ muốn nghĩ đến mình sẽ bị lần thứ hai Thuốc kháng sinh, thần dược của loài người, hoàn toàn bó tay trước bệnh này. Một khi đã lỡ nhiễm bệnh, chỉ có những phương pháp dưới đây là có thể làm bạn dễ chịu hơn, cũng như giúp bạn qua khỏi cơn bệnh nhanh hơn. Hãy nằm mà nghỉ cho khỏe Nên nằm nhà nghỉ để cơ thể dốc toàn lực đối phó với cơn bệnh khó chịu này. Nếu bạn còn yếu mà lại không chịu dưỡng sức, sự chống đỡ của cơ thể sẽ yếu hơn và lâu khỏi hơn. Dĩ nhiên bạn cũng không muốn vào cơ quan làm lây bệnh này cho những người khác, để rồi họ lây ngược lại cho bạn khi bạn đã khỏi bệnh! Uống nhiều nước Nếu bệnh cúm đi đôi với cơn sốt, dù nặng hay nhẹ, việc phải làm đầu tiên là uống nước thật nhiều. Nước có tác dụng điều hòa thân nhiệt, bù đắp lại lượng nước trong cơ thể bị mất đi do sốt. Bạn có thể uống nước lọc hoặc bất cứ thứ gì chứa nhiều nước (canh, súp chẳng hạn). Nước trái cây như chanh, cam chứa nhiều sinh tố C, giúp bạn ít bị vật vã với cơn bệnh. Nước cà rốt cũng tốt vì chứa nhiều khoáng chất và các sinh tố khác. Các loại nước trái cây này nên pha loãng, thêm chút đường để cung cấp lượng đường bị mất đi trong lúc bị bệnh (đừng bỏ đường nhiều quá, bạn có thể bị tiêu chảy). Uống thuốc Bạn đừng bỏ công sục tìm loại thuốc chuyên trị cúm tại các nhà thuốc Tây. Không có đâu. Thuốc dành cho bệnh nhân cúm chỉ là aspirin, acetaminophen (Tylenol), hoặc ibuprofen (Advil) mà thôi. Gần đây có loại thuốc công hiệu rất thần tốc là Thera-Flu; nếu đọc kỹ nhãn thuốc, bạn sẽ thấy nó chẳng qua chỉ là một liều lượng lớn acetaminophen mà thôi. Với 3 loại thuốc căn bản trên, nếu được sử dụng đúng cách, bạn có thể bình phục nhanh chóng. Liều lượng thuốc được ghi trên nhãn, thường là 2 viên cho mỗi 4 giờ. Uống thường xuyên vào buổi trưa và tiếp tục cho đến trước khi đi ngủ (đây là thời gian những triệu chứng cúm thường hoành hành mạnh nhất). Nhớ không bao giờ cho trẻ em dưới 21 tháng tuổi uống thuốc Aspirin vì thuốc này có thể dẫn đến hội chứng Reye s syndrome, có thể gây chết người. Đau cổ họng? Hãy súc miệng bằng nước muối Pha một thìa cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm, súc miệng và ngửa cổ cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên cho nước bị dội lên tạo ra tiếng kêu, sau đó nhổ ra. Làm như vậy ngày vài lần, bạn sẽ thấy bớt hẳn chứng đau cổ họng. Việc súc miệng như trên cũng giúp giảm các triệu chứng về mũi như nghẹt mũi, sổ mũi. Nước muối có khả năng giết vi trùng, vi khuẩn thường bám vào mũi, miệng. Để chữa đau họng, bạn cũng có thể mua các viên ngậm ở hiệu thuốc Tây. Nghẹt mũi, sổ mũi, khô mũi? Thường chứng sổ mũi đi đôi với nghẹt mũi hay khô mũi. Nếu mũi bị khô, nên đặt một máy phun hơi ẩm trong phòng, hoặc xức thuốc chống khô mũi. Máy phun hơi ẩm còn giúp bạn bớt bị đau cổ họng và ho. Có 2 loại máy phun hơi ẩm, loại chạy bằng siêu âm (ultrasonic- humidifier) phun hơi mát, nên dùng vào mùa hè; loại chạy bằng điện trở hay điện cực (vaporizer) nên dùng vào buổi tối hoặc mùa đông. Loại humidifier đắt tiền hơn và ít hao điện hơn; loại vaporizer rẻ gần một nửa nhưng tốn điện hơn. Nên xem kỹ nhãn hiệu (về cách sử dụng và công suất tiêu thụ điện) trước khi mua. Cạo gió Tương tự với phương pháp cạo gió của Việt-Nam, các bác sĩ Tây y có thể chữa cúm bằng cách thường xuyên xoa lên lưng bệnh nhân (thường xoa với những dầu nóng thơm mùi long não). Phương pháp này có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh cúm. Cúm có thể nguy hiểm Năm 1918, một dịch cúm phát xuất từ Tây Ban Nha đã giết chết 20 triệu người trên toàn thế giới. Vì vậy, bạn không nên khinh thường căn bệnh này. Nên đi khám bác sĩ khi thấy có những triệu chứng như: thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ C, khan tiếng hoặc tắt tiếng, đau trong lồng ngực, khó thở, khạc ra đờm vàng hoặc xanh. Mẹo vặt: - Ngâm chân vào nước nóng: Làm giảm chứng nhức đầu hay nghẹt mũi. - Đừng để cơ thể bị lạnh và y phục bị ẩm. - Súc miệng nước muối trong cổ họng 4 lần mỗi ngày. - Cứ 4 giờ lại uống 2 viên Tylenol (bắt đầu từ 12 h trưa đến lúc ngủ). - Ngậm kẹo ho hoặc kẹo sinh tố C thường xuyên. - Mỗi ngày uống 50 mg thuốc kẽm (zinc) để giảm đau cổ họng. Có 3 loại thuốc kẽm là Zinc-Oxide, Zinc-Sulfate, và Zinc-Gluconate. Chỉ nên mua loại Zinc-Gluconate hoặc các loại có đề chữ "Chelated". Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu sắt và các kim loại cần thiết khác. . - Cảm lâu lành hơn cúm. - Cúm g y khó chịu nhiều hơn cảm. - Người bệnh cúm hay lên cơn sốt hơn, và cơn sốt thường đến rất nhanh, rất đột ngột. - Cúm hay g y nhức đầu hơn cảm. - Cúm g y. hoặc xanh. Mẹo vặt: - Ngâm chân vào nước nóng: Làm giảm chứng nhức đầu hay nghẹt mũi. - Đừng để cơ thể bị lạnh và y phục bị ẩm. - Súc miệng nước muối trong cổ họng 4 lần mỗi ng y. - Cứ 4 giờ. Mẹo vặt y khoa thực dụng Cúm Cảm và cúm khác nhau ra sao? Đ y có lẽ là một câu hỏi khó trả lời cho bất cứ ai, ngoại trừ những nhân viên phân chất mẫu vi khuẩn của hai loại bệnh n y. Thông