KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM Nhóm 2: 1. Nguyễn Tài Năng 2. Nguyễn Đăng Khánh 3. Nguyễn Thị Huỳnh Nga 4. Nguyễn Đức Tính 5. Đặng Thanh Toàn I. Loài Nuôi. Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass và được phân loại như sau: Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Serranidae Giống: Lates Loài: Lates calcarifer II. Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm trong giai: 1. Chuẩn bị ao và giai ương cá chẽm. 1.1 Chuẩn bị ao ương: - Ao có kích thước >1000m2. Mức nước trong ao từ 1 – 1,2m. Ao có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phăng và dốc về cống thoát nước. - Ao ương được tháo cạn, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp. Trong trường hợp không tháo cạn được thì phải dùng Saponine với liều lượng 1 kg/400 – 500 m 3 nước ao, hòa với nước tạt điều trên mặt nước ao nuôi. - Bón vôi, cải tạo, nâng pH lên với liều lượng 50kg -100 kg/1000m 2 ao nuôi. - Bón phân gây màu nước: sử dụng phân chuồng ủ hoai với lượng 200- 300kg/1000 m 2 ao hay phân NPK + URÊ với lượng 2-3kg/1000m 2 ao. 1.2 Chuẩn bị giai ương: - Đáy ao nơi đặt giai bằng phẳng, sạch sẽ. Giai có 5 mặt lưới(giống như bức mùng lật ngược), kích thước mặt lưới a = 0,3cm ( kích thước này cho giai đoạn ương 10 ngày đầu ,những giai dùng cho ương sang các giai đoạn sau có mắc lưới lớn hơn) .Diện tích giai từ 25 m 2 - 100 m 2 . - Giai phải được căng phẳng cách mặt dáy 0,5 m. Miệng giai cao hơn mặt nước, cao nhất 20- 30 cm. Trung bình với số lượng cá ương ban đầu là 200con/m 2 , kích cỡ giống 2- 3cm/con. - Để ương 20.000 con cá giống 2- 3 cm cần 100m 2 giai ban đầu, tuy nhiên cần chuẩn bị thêm 300 m 2 giai để tiến hành sang thưa trong quá trình ương. 2. Thả cá giống. - Chọn cá đồng đều, màu sắc tươi sang, không xây xát. - Cá con cần phải thuần hóa dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống. - Cỡ cá nhỏ từ 2-3 cm. Mật độ thả từ 200con /m 2 giai. Nhóm 2 Trang 1 - Thả vào lúc sáng sớm hay lúc chiều mát, ngâm bao cá 10 -15 phút ,trước khi thả. 3. Chăm sóc và quản lý: 3.1. Thức ăn và cho ăn: - Cá tạp xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ (cỡ 4 - 6mm).Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 - 6 lần/ngày. Sau 3 tuần, khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày. Bảng: Lượng thức ăn trong ngày cho 1000 con Ngày Trọng lượng (g) Kích thước (cm) Thức ăn (kg) 1-9 1-1.5 2-3 1-1.5 10-19 1.5-3.5 3-4 1.5-2.5 20-49 3.5-10 4-10 2.5-3.0 >50 >10 >10 >3.0 - Hằng ngày chú ý kiểm tra vệ sinh lồng nuôi tạo độ thông thoáng trao đổi nước. - Thời gian cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao. - Nên cho cá ăn từ từ, khi ăn no cá phân tán thì ngưng cấp thức ăn. - Định kỳ sau 10 ngày sang thưa số lượng cá làm đôi nhằm giảm mật độ khi ương và phân loại kích cỡ cá. Chú ý khi sang thưa không làm xây xát cá, lựa chọn những cá đồng cỡ cho vào cùng một giai. 3.2 Quản lý ao nuôi: + Chế độ thay nước: - Hai tuần đầu: định kỳ 5 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao. - Tuần tiếp theo: Thay theo con nước mỗi lần thay 50% lượng nước trong ao. + Hàng tuần vệ sinh lưới giai tạo độ thông thoáng trao đổi nước. 4. Thu hoạch: Sau thời gian 45-50 ngày, cá giông đạt kích cỡ chiều dài 6 - 8cm/con, thì tiến hành thu hoạch chuyển sang ao nuôi cá thịt. III. Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm : 1.Nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao: 1.1. Chuẩn bị ao: - Ao nuôi có kích cỡ 2.000 m 2 – 20.000 m 2 . - Được xả nước, phơi đáy để tiêu diệt mầm bệnh, cá tạp, cá dữ. - Trong trường hợp không tháo cạn được thì dùng Saponine với liều lượng 1kg/400 – 500 m 3 nước ao, hòa với nước tạt đều trên mặt nước ao nuôi. - Bón vôi, cải tạo, nâng pH lên với liều lượng 50kg -100 kg/1000m 2 ao nuôi. Nhóm 2 Trang 2 - Bón phân gây màu nước: sử dụng phân chuông ủ hoai hay phân NPK + URÊ với lượng 2-3 kg/1000m 2 ao. - Sau khi nước ao lên màu đạt độ trong 30-40 cm thì tiên hành thả giống. 1.2. Thả giống: - Do là loài cá dữ, giai đọan còn nhỏ thường hay ăn lẫn nhau, đặc biệt là giai đọan 1 – 20 cm nên tỷ lệ sống rất thấp. Do vậy, muốn nuôi cá chẽm hiệu quả nên thả cá giống phải đạt với kích cỡ 6 - 8 cm để hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau nâng cao được tỷ lệ sống. - Cá giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên, không bị xây xát. - Trước khi thả giống phải ngâm bao nilon chứa cá xuống ao từ 20 – 30 phút để nước nuôi và nước trong túi chứa cá tương đương nhau, từ từ cho nước nuôi vào túi, sau đó thả cá. Vị trí thả nơi đầu nguồn nước vào, cách bờ 2 – 3 m, thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát. - Mật độ thả đối với nuôi đơn 1-2con/m 2 , đối với nuôi ghép mật độ 0.5 con/ m 2 . 1.3. Thức ăn và cho ăn: - Thức ăn gồm cá tạp, tôm, tép… trong giai đoạn nuôi thịt nên thả cá rô phi thường vào ao nuôi trước khi thả giống, để cá rô phi đẻ con và cá con làm mồi sống cho cá chẽm. Thức ăn (cá tạp, tôm, tép… ) được cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá hoặc để nguyên con khi cá lớn - Tập cho cá có thói quen (bằng tiếng động, ) tập trung đến vị trí cố định, vào thời gian nhất định khi cho ăn để tránh thất thoát thức ăn - Cho cá ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng: cá tạp phải tươi, cá còn dư khi cho ăn phải được ướp lạnh. Cá đông lạnh trước khi cho ăn phải được làm tan đá. - Nơi cho cá ăn nên đặt ở đầu ao theo chiều gió. Bãi ăn của cá nên đặt cách xa bờ,có cầu đi lại, có giàn che chỗ cho ăn. - Ngoài ra hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, đây là nguồn thức ăn tốt cho việc nuôi cá chẽm thâm canh trong ao. Thúc ăn có những ưu điểm như hàm lượng các chất dinh dưỡng đầyy đủ và ổn định, dễ bảo quản. - Thức ăn viên công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm phải có hàm lượng đạm cao. - Khẩu phần ăn cho cá chẽm dao động từ 2 – 8 % khôi lượng thân/ngày. Hai tháng đầu: ăn 2 lần /ngày (vào buổi sáng – chiều), các tháng sau: ăn 1lần /ngày (buổi sáng). - Trong quá trình cung cấp thức ăn hàng ngày cho cá nuôi, căn cứ vào tình trạng sức khỏe và biểu hiện ăn mồi của cá, lượng thức ăn sẽ được người nuôi cung cấp với số lượng đầy đủ. Hạn chế thức ăn thừa, nâng cao giá thành sản xuất và ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến tình trạng cuộc sống và sức khỏe của con người. - Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, điều này rất dễ quan sát vì cá chẽm ăn tập trung một chỗ khi đã no chúng sẽ tản ra xa do đó có thể tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho cá. Nhóm 2 Trang 3 1.4. Quản lý - Chăm sóc: - Hàng ngày, vào sáng sớm hoặc chiều mát phải ra thăm ao, nêu thấy ao có dấu hiệu ô nhiễm thì tiến hành thay nước ao 20 – 30 %, định kỳ thay nước 1 tuần/lần (lợi dụng được nươdc thủy triều thay nước thì càng tốt). - Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo sức ăn của cá. Hàng tuần chài hoặc lưới để kiểm tra dịch bệnh, sức tăng trọng của cá và tính toán lượng thức ăn và có biện pháp phòng bệnh. - Nếu cá có hiện tượng bỏ ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước thi nên bắt tách riêng cá để điều trị bệnh. 1.5 Thu hoạch: - Sau thời gian nuôi 6– 8 tháng khi cá đạt cỡ thương phẩm, tiến hành thu hoạch lúc này cá có thể đạt trọng lượng l cá từ 0,5 - 0,8kg/con. Ta có thể tiến hành thu tỉa hay thu toàn bộ. - Không cho cá ăn từ 1 - 2 ngày trước khi thu. Tránh làm cá bị trầy vảy hoặc tổn thương khi kéo lưới. 2. Nuôi trong lồng bè : 2.1 Chọn ví trí nuôi lồng: - Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như trong các thủy vực ao, đầm mà phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên vị trí đặt lồng nuôi rất quan trọng, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m, trong sạch, ít ảnh hưởng sóng gió. - Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng có thể gây chết cá do thiếu oxy, ô nhiễm do thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ tích lũy ỏ đáy lồng. - Vùng nước trong sạch, không bị ô nhiễm bởi dầu, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè, chọn nơi xa cửa sông nhằm tránh sự biến đổii môi trường do nguồn chất thải từ đất liền cũng như nước ngọt đổ ra. 2.2 Thiết kế và xây dựng lồng: - Lông nuôi phổ biến hiện nay là dạng lồng nổi, có hệ thống phao, neo lưới nylon dệt. Mỗi ô lồng có hình tròn hoặc hình vuông. Nên làm khung lồng bằng gỗ với kích thước 8 x15cm - Lưới làm lồng tốt nhất nên là PE không gút. Kích thước mắc lưới có thể thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi. Phao có thể là thùng nhựa hay thùng phuy để nâng khung gỗ của lồng. Lồng được cố định bằng neo ở 4 góc để tránh bị nước cuốn trôi. - Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 4 x 4 x 1,5 m và được thiết kế thành 4 ô để làm thành 4 lồng riêng biệt như vậy mỗi lồng sẽ có kích cỡ 2 x 2 x 1,5 m để thuận lợi cho việc thả giống được đồng loạt cho từng lồng, đồng thời với một lồng không nuôi cá sẽ dành để thay lồng khi xử lý bệnh cá hay xử lý bẩn đóng trên lông. 2.3 Chọn và thả giống Nhóm 2 Trang 4 - Giống phải đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên, không bị thương tật, xây xát. - Giống có kích cỡ lớn: 8 – 10cm hoặc 10 – 12cm. - Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ và độ mặn trong lồng. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc buổi tối, khi nhiệt độ thấp. - Mật độ nuôi: 40-50con/m 3 , sau 1 tháng sang lồng giảm mậtt độ còn 20-30 con/m 3 ; sau 2 tháng (cá đạt 150-200g/con) giảm mật đọ còn 10-20 con/m 3 . Nên dành một số bè trống để sử dụng khi cần thiết như chuyển cá giống hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do sinh vật bám. Thông qua việc đổi lồng giúp phân cỡ và điều chỉnh mật độ nuôi. 2.4. Thức ăn và cách cho ăn - Các loại thức ăn: + Cá tạp, thức ăn chế biến, thức ăn tổng hợp. Cá tạp bằm nhỏ vừa cỡ miệng của cá. + Thức ăn chế biến gồm 70% cá tạp pha trộn với 30% cám, phụ phẩm nông nghiệp, có thể trộn thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá. + Thức ăn công nghiệp: Thức ăn có những ưu điểm như hàm lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ và ổn định, dễ bảo quản. - Khẩu phần ăn cho cá chẽm dao động từ 2 – 8 % khối lượng thân /ngày tuỳ vào kích cỡ của cá. Hai tháng đầu: ăn 2 lần /ngày (vào buổi sáng – chiều), các tháng sau: ăn 1lần /ngày (buổi sáng). - Trong quá trình cung câp thức ăn hàng ngày cho cá nuôi, căn cứ vào tình trạng sức khỏe và biểu hiện ăn mồi của cá, lượng thức ăn sẽ được người nuôi cung cấp với số lượng đầy đủ. Hạn chế thức ăn thừa, nâng cao giá thành sản xuất và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình trạng cuộc sống và sức khỏe của con người. - Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, điều này rất dễ quan sát vì cá chẽm ăn tập trung một chỗ khi đã no chúng sẽ tản ra xa do đó có thể tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho cá. 2.5 Quản lý vệ sinh lồng - Do luôn luôn ngập nước, lồng có thể bị phá hại bởi các động vật thủy sinh như cua,rái cá,… lưới lồng còn là nơi dễ bị kín và bị các sinh vật bám nên định kỳ 7 – 10 ngày/lần, dùng bàn chải chà rửa sạch lưới lồng. - Thay lưới lồng: định kỳ 1 tháng/ lần, kéo lưới cũ lên chà rửa, phơi nắng, sửa chửa, sau đó thay lại. Mục đích: loại bỏ sinh vật bám, các chất thải, thức ăn thừa, làm cho nước lưu thông qua lồng dễ dàng, bổ sung hàm lượng oxy cho cá. - Thường xuyên theo dõi các yêu tố môi trường: Nhiệt độ nước 26 – 32 o C, tốt nhất 28– 30 o C. độ muối 15 – 30 o / oo, pH 7,5 – 8,5 tốt nhất 7,8 – 8,2. Hàm lượng khí Oxy > 4mg/l. - Nếu điều kiện môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu, đặc biệt là vào mùa mưa thì có kế hoạch di chuyển lồng đến vị trí khác. 2.6 Thu hoạch Nhóm 2 Trang 5 Sau thời gian nuôi 6-8 tháng khi cá đạt cỡ thương phẩm, tiên hành thu hoạch. Nâng đáy lưới lồng lên gần mặtt nước, dồn cá về một bên, dùng vợt vớt cá cho vào thuyền thông thủy, vận chuyển cá sống đến nơi tiêu thụ. IV. Phòng trị bệnh: 1. Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi thì việc phòng bệnh rất quan trọng; vì, tránh được rủi ro lớn cho người nuôi. Việc phòng bệnh được thực hiện như sau: - Luôn phải giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, tránh ô nhiễm làm cá dễ bị nhiễm bệnh. - Chỉ cho phép sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn hỗn hợp qua chế biến, không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ươn. - Định kỳ kỳ thay nước cho ao nuôi, khoảng 10 – 15 ngày/lần hoặc 2 tháng dùng thuốc tím (K2Mn04) với nồng độ 1 - 5 ppm phun xuống ao với thời gian 20 – 30 phút. - Khi phát hiện cá có dấu hiệu bệnh, cần vớt cá nuôi cách ly để có biện pháp xử lý phù hợp. - Tất cả cá bị bệnh bị chết đều phải vớt lên và xử lý tiệt trùng, không được vứt bừa bãi tạo sự lây lan nguồn bệnh cho ao khác. 2. Cách trị một số bệnh thường gặp: 2.1 . Bệnh ký sinh trùng sán lá và ký sinh trùng giáp xác: * Dấu hiệu bệnh lý: - Thân cá tiết nhiều chất nhờn, cá trắng nhợt hoặc đen thẫm hơn so với cá lúc bình thường. 2 mắt cá sưng to, lồi, hoặc có màu trắng dục, cá bị nặng có thể bị lở lét cả vùng mắt. - Mắt, mũi, mang, miệng và vây cá xuất hiện một số ký sinh trùng như: Trichodia, Caligus… sán lá đơn chủ. * Cách chữa trị: - Tắm cho cá bằng nước ngọt trong thời gian 15 – 20 phút, cho ký sinh trùng rời ra khỏi cá, sau đó tắm tiếp cho cá trong dung dịch Xanh Malachite 5 ppm, thời gian khoảng 15 – 20 phút, hoặc tắm cho cá trong dung dịch thuốc tím 5 – 10 ppm khỏang 5 – 10 phút. Cứ 7 – 10 ngày tắm 1 lần cho tới đến khi khỏi bệnh. 2.2. Bệnh đốm đỏ (bệnh lở lét): * Dấu hiệu bệnh lý: - Thân, gốc, vây lưng, đuôi cá có nhiều vết lở loét. - Tia vi lưng, vây đuôi bị rách, cụt dần, cá bị họai tử từng phần. * Cách chữa trị: - Dùng 10 ppm dung dịch thuốc tím để rửa vết thương cho cá sau đó dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương đó, điều trị liên tục trong 3 ngày. 2.3. Bệnh viên đường ruột: * Dấu hiệu bệnh lý: - Cá kém ăn, bơi lờ đờ gần mặt nước, đôi khi thân cá xoay tròn, đầu hướng lên trên. - Bụng cá trướng, da nhợt, thân có nhiều nhớt. Khi giải phẫu thấy gan cá tái nhợt, đầu lá gan bầm tím, mắt sưng, thận viêm nhũn, dạ dày, ruột không có thức ăn mà chứa dung dịch màu vàng. * Cách chữa trị: - Trộn thuốc Streptomycine vào thức ăn với liêu lượng 20 – 25 mg/kg cá/ ngày. Cho ăn liên tục 1 tuần. Nhóm 2 Trang 6 V. Tài liệu tham khảo. 1. Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, Nguyễn Kim Độ, 2004. Kỹ Thuật Nuôi Cá Lồng Biển. NXB Nông Nghiệp. 2. SUMA/ Bộ Thủy Sản, 2003. Danh Mục Các Loài Nuôi Biển và Nước Lợ ở Việt Nam. 3. http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/chem.htm 4. http://agriviet.com/nd/803-ky-thuat-nuoi-ca-chem-%28ca-vuoc%29-trong-ao- nuoc-lo/ 5. http://www.ebook.edu.vn/?page=1.31&view=1834 6. http://sonongnghiepbinhdinh.gov.vn/tai-lieu-ki-thuat/97-tu-lieu-thuy-san- khac/840-ky-thuat-uong-nuoi-ca-chem.html 7. http://tailieu.vn/ Nhóm 2 Trang 7 . thời gian 45-50 ngày, cá giông đạt kích cỡ chiều dài 6 - 8cm/con, thì tiến hành thu hoạch chuyển sang ao nuôi cá thịt. III. Kỹ thuật nuôi cá chẽm thương phẩm : 1 .Nuôi cá chẽm thương phẩm trong. KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM Nhóm 2: 1. Nguyễn Tài Năng 2. Nguyễn Đăng Khánh 3. Nguyễn Thị Huỳnh Nga 4. Nguyễn Đức Tính 5. Đặng Thanh Toàn I. Loài Nuôi. Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên. trước khi thả giống, để cá rô phi đẻ con và cá con làm mồi sống cho cá chẽm. Thức ăn (cá tạp, tôm, tép… ) được cắt nhỏ vừa cỡ miệng cá hoặc để nguyên con khi cá lớn - Tập cho cá có thói quen (bằng