Phần mềm mô phỏng điện tử và điện tử công suất
Trang 1MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM PSIM 9.0
Mở phần mềm Psim bằng cách vào Strart>>PSim 9.0 >> click vào biểu tượng PSim
hoặc vào đường dẫn đã thiết lập lúc cài đặt ( thường là C:\Program
Files\Powersim\PSIM9.0.3)
Click vào hoặc nhất Ctrl+N để tạo file mới
Tiến hành lấy các linh kiện cần thiết:
Đầu tiên lấy 2 nguồn xoay chiều 1pha hình sin: Elements -> Sources -> Voltage -> Sine (Trước khi đặt LK xuống có thể xoay nó bằng cách kích chuột phải, sau khi đặt xuống rồi thì xoay bằng
Trang 2Nhấp đúp vào linh kiện để đặt tên và thay đổi thong số Chú ý 2 nguồn phải giống nhau về biên độ và tần số, nguồn thứ 2 đặt pha ban đầu là 180 để mô phỏng tia 2 pha
Lấy 2 con SCR: Elements -> Power -> Switches -> Thysitor
Trang 3Lấy tải RL: Nhấp Elements -> Power -> RLC Branches -> RL
Nhấp đúp vào linh kiện và tiến hành đặt thông số Ở đây ta chọn R=10 Ohm, L=0.05H Current Flag ta đặt 1 để lấy dạng sóng Id
Chọn Edit -> Wire hoặc nút trên thanh công cụ để vẽ dây nối các LK với nhau,đặt thêm nối đất Ground (Elements -> Other -> Ground), nối dây ta có được mạch nguyên lý sau :
Trang 4Tiếp theo ta cần vẽ thêm mạch điều khiển góc kích anpha cho SCR :
Cảm biến điện áp: Elements -> Other -> Sensors -> Voltage Sensor
Bộ so sánh: Elements -> Control -> Comparator
Bộ điều khiển góc kích a cho Thyristor: Elements -> Other -> Switch Controllers -> Alpha Controller Đặt thông số: độ rộng xung: 10 Tần số: 50Hz ( phải đặt giống tần số nguồn)
Lấy 1 nguồn áp một chiều làm tín hiệu điều khiển góc kích: Elements -> Sources -> Voltage -> DC
Tạo tín hiệu cho phép bộ điều khiển góc kích làm việc, sử dụng nguồn Step:Elements -> Sources -> Voltage -> Step
Trang 5Sắp xếp LK, đặt thêm nối đất Ground (Elements -> Other -> Ground), nối dây ta có được mạch gần như hoàn chỉnh:
Chú ý: ở đây ta dùng Label để mạch dễ nhìn hơn (biểu tượng trên thanh công cụ) Cuối cùng ta đặt thêm đồng hồ đo để có được dạng sóng của chúng
Ta có thể lấy nhanh các linh kiện ở thanh phía dưới màng hình
Đồng hồ đo điện thế:
Đồng hồ đo hiệu điện thế:
Lấy bảng điều khiển thời gian mô phỏng : Simulate -> Simulation Control
Time step: thời gian bước, số này càng nhỏ thì mật độ các điểm trên đồ thị càng lớn, đồ thị càng
“mịn”, tốt nhất là cứ để mặc định
Total time: tổng thời gian (giây) = độ dài trục thời gian (trục hoành)
Trang 6Kết quả cuối cùng ta có được mạch điện đầy đủ để mô phỏng:
Chạy mô phỏng
Chọn Simulate -> Run Simulation, hoặc ấn F8 hoặc nút trên thanh công cụ Sau đó chương trình SimView sẽ tự động chạy cho phép bạn lựa chọn các đại lượng muốn hiển thị đồ thị sóng, click lần lượt lên các đại lượng bạn muốn hiển thị -> Add -> OK
Ta sẽ có được đồ thị như sau:
Trang 7Chọn Screen -> Add/Delete Curve… hoặc nút -> Chọn đại lượng, Add/Remove -> OK để
thêm/xóa đồ thị nào đó trên trục tọa độ hiện tại:
Chọn Screen -> Add/Delete hoặc nút -> Chọn đại lượng, Add/Remove -> OK để thêm/xóa đồ thị của đại lượng nào đó vào 1 trục tọa độ khác:
Trang 8Kết quả mô phỏng:
Aphal=30
Aphal=60
Aphal=90