Nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra an toàn Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo: Về con giống: Tôm post trước khi thả nuôi đều phải kiểm tra bệnh MBV (tỷ lệ nhiễm <20%), không nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV), không nhiễm Vibrio parahaemolyticus và sinh vật bám; toàn bộ tôm post đều được tắm (sốc) formalin 200ppm, thời gian 30 phút. Cá ba sa và cá tra lấy giống từ sinh sản nhân tạo, được ương đạt cỡ 5 -7cm hoặc cỡ 16-20cm rồi chuyển nuôi cá thương phẩm. Cá giống trước khi nuôi tắm nước muối 2 - 3%, thời gian 5 -10 phút; hoặc tắm 1-2ppm iodine, thời gian 10-15 phút. Nuôi tôm sú chỉ có một vụ chính, thả tôm giống từ trung tuần tháng 4 (sau tiết thanh minh) và thu hoạch tôm không chậm quá tháng 10 (lập đông). Ngoài thời gian này, nuôi tôm sẽ gặp nhiều rủi ro. Với điều kiện khí hậu miền Bắc, nuôi cá tra trong ao nuôi thu hoạch trước lập đông là có hiệu quả nhất. Về thức ăn: Lựa chọn thức ăn nuôi cá, tôm theo tiêu chuẩn 28 TCN 102: 2004 và 28 TCN 188: 2004 đảm bảo không nhiễm các chất cấm sử dụng như kháng sinh và độc tố nấm flatoxin, đây là mối nguy chủ yếu đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá, tôm thương phẩm. Về quản lý môi trường nuôi: Lựa chọn khoáng chất (các loại vôi), chế phẩm sinh học. Các chế phẩm vi sinh (Aro-zyme, Aquapond-100, Pond- Clear, Soil-Pro, MIC power, EMC, NAVET- Biozym, Pharbioclean, Probiotex-one, Pharselenbiozym) dùng trong công nghệ nuôi tôm sú và cá tra có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch môi trường. Về quản lý sức khỏe tôm cá: Chọn các hoạt chất chiết tách được từ tỏi, sài đất (VTS1-T, VTS1-C) để sử dụng phòng bệnh xuất huyết, hoại tử cơ quan nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra và bệnh ăn mòn vỏ kitin do Vibrio spp cho tôm nuôi đạt kết quả tốt. Ngoài ra, còn phòng được bệnh nhiễm khuẩn cho tôm, cá. Vacxin vô hoạt của các chủng vi khuẩn (A. hydrophila, Edwardsiella sp, Hafnia alvei) và vacxin vô hoạt của 3 chủng vi khuẩn (A. hydrophila, Edwardsiella sp, Hafnia alvei) tiêm với liều 0,2ml có hiệu quả: vừa đảm bảo được tính an toàn 100%, hiệu giá huyết thanh bằng 256 và tỷ lệ bảo hộ 90-100%. Chi phí: Chi phí hoạt động ở các mô hình nuôi cá rất cao (100 triệu đồng/100m3 đến 2.281 triệu đồng/ha). Trong đó, chi phí thức ăn là cao nhất: 63,30 - 71,67% đối với nuôi cá lồng/bè; 79,56% đối với nuôi cá tra trong ao. Chi phí giống cho các mô hình tỷ lệ khoảng 10%. Chi phí cho hóa chất là 1,44 - 1,94%; chi phí chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường nuôi cá ao là 1,32 - 1,67%. Chi phí hoạt động ở các mô hình nuôi tôm bán thâm canh (BTC) 105 triệu đồng/ha và nuôi thâm canh (TC) 200 triệu đồng/ha. Chi phí thức ăn nuôi TC là 62,99-64,04% và BTC là 56,95%; chi phí giống khoảng 10%; chi phí hóa chất 4,93 - 9,84%; chi phí chế phẩm làm sạch môi trường 1,91-3,94%. Nhưng nếu các quy trình này được ứng dụng rộng rãi cho các địa phương sẽ tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho nghề nuôi trồng thủy sản. . Nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra an toàn Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảm an toàn vệ sinh. formalin 200ppm, thời gian 30 phút. Cá ba sa và cá tra lấy giống từ sinh sản nhân tạo, được ương đạt cỡ 5 -7cm hoặc cỡ 16-20cm rồi chuyển nuôi cá thương phẩm. Cá giống trước khi nuôi tắm nước muối. thời gian này, nuôi tôm sẽ gặp nhiều rủi ro. Với điều kiện khí hậu miền Bắc, nuôi cá tra trong ao nuôi thu hoạch trước lập đông là có hiệu quả nhất. Về thức ăn: Lựa chọn thức ăn nuôi cá, tôm theo