Giáo viên cần linh hoạt, mềm dẻo trong cách chấm điểm, cần trân trọng sự hiểu về quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh… 1,0 1,0 Câu 2 3,0 điểm Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, s
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU HƯỚNG DẪN CHÂM
(Hướng dẫn có 02 trang)
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5 điểm)
Câu 1
(2,0 điểm) Học sinh nêu được ba đặc điểm cơ bản của quan điểm sáng tác của Hồ ChíMinh (không cần phân tích, diễn giải)
-Người coi văn nghệ là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng Nhà văn phải có tinh thần xung phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm nghệ thuật;
khi cầm bút, bao giờ Người cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai ?), và mục đích (Viết để làm gì) sau đó quyết định nội dung (Viết cái gì), và hình thức (Viết như thế nào) của tác phẩm
(Giáo viên cần linh hoạt, mềm dẻo trong cách chấm điểm, cần trân trọng sự hiểu về quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh…)
1,0 1,0
Câu 2
(3,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số gợi ý :- Hạt giống là những hạt tốt được chọn lọc, ươm mầm tạo ra cây mới, tạo
ra mùa màng tiếp sau
- Học tập là hạt giống của kiến thức : học tập là quá trình tiếp thu những
kiến thức được các thế hệ đi trước tìm tòi, sáng tạo, chọn lọc, đúc kết và tích luỹ được những tri thức cần thiết trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội…
- Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc : người có vốn tri thức cao rộng sẽ
làm chủ được cuộc sống, gặt hái được nhiều thành công, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân và cho người khác Muốn có hạnh phúc, muốn thành công con người cần phải bắt đầu từ việc học…
1,0 1,0 1,0
II PHẦN TỰ CHỌN : (5 điểm)
Câu 3a
(5,0 điểm)
a Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ trữ tình, biết đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật như : ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu; về giá trị tư tưởng, tình cảm; kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy; cách dùng từ, đặt câu mạch lạc; văn viết đúng chính tả
b Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích trong bài thơ
Đất nước – Trích Mặt đường khát vọng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau
đây là một số gợi ý :
- Tác giả cảm nhận Đất nước qua một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài (Đất nước có rồi…Đất Nước bắt đầu…Đất nước lớn lên…) Quá trình phát triển của Đất nước đã tạo nên
nhiều giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp Tất cả các giá trị, truyền thống này hiện diện tự nhiên, quen thuộc trong đời sống vật chất và tinh thần của mỗi nhà, mỗi người
- Tác giả khẳng định Đất nước có từ lâu đời Sự ra đời, tồn tại và phát triển của đất nước gắn liền với những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán lưu truyền trong nếp sống, nếp
Trang 2nghĩ hàng ngày của nhân dân (miếng trầu bà ăn, tóc mẹ bới sau đầu), đồng thời gắn liền với
truyền thống chống giặc ngoại xâm bền bỉ của cha ông ; với lối sống nghĩa tình thủy chung, với đời sống lao động sản xuất, đức tính cần cù dựng xây của con người qua nhiều thế hệ
- Nghệ thuật : hình thức thơ tự do, hai chữ “Đất Nước” được viết hoa trang trọng Tác giả nói
về sự hình thành của Đất nước bằng cách nói giản dị, dùng những hình ảnh quen thuộc của truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, những tình cảm thân thương, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, giúp người đọc cảm nhận về đất nước vừa cụ thể, gần gũi vừa thiêng liêng, sâu sắc…
- Đánh giá chung : Đoạn thơ tiêu biểu cho nét riêng thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính luận, giữa cảm xúc sâu lắng và sự suy tư Qua cách lí giải, cảm nhận độc đáo về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, đoạn thơ đã góp phần bồi dưỡng lòng yêu đất nước, tình cảm gắn bó với nhân dân, với cuộc sống của mỗi người Việt Nam
Câu 3b
(5,0 điểm)
a Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, biết cách phân tích những đặc sắc về mặt nội dung cũng như những nét riêng về mặt nghệ thuật được tác giả khắc họa qua vẻ đẹp của hình tượng sông Đà; kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy; cách dùng
từ, đặt câu mạch lạc; văn viết đúng chính tả
b Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và đoạn trích trong bài tùy bút
Người lái đò sông Đà, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số gợi
ý:
- Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một cảnh trí thiên nhiên vô tri vô giác mà trở thành một nhân vật, một sinh thể sống động có tính cách, tâm hồn Nét tính cách
hung bạo và trữ tình là đặc điểm nổi bật của sông hình tượng sông Đà Đây là hai vẻ đẹp đối
lập nhưng thống nhất của hình tượng con sông Tây Bắc
- Vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của sông Đà thể hiện qua nhiều chi tiết gây ấn tượng mạnh như :
cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những cái xoáy nước, thạch trận nguy hiểm trên sông, những con thác dữ dội…
- Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà được hiện lên qua dáng vẻ uốn lượn mềm mại, óng
ả, hiền hòa như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm Nước sông Đà đổi màu theo mùa; sông Đà như một cố nhân thân thiết, gợi cảm trong cái nhìn của Nguyễn Tuân ; có những quãng sông êm ả ; cảnh hai bên bờ sông hoang sơ, lặng tờ như một bờ tiền sử…
- Đánh giá chung : Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà qua cái nhìn mang đậm tính văn hóa, thẩm mĩ; bằng một ngòi bút tài hoa, uyên bác; bằng cả tấm lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, của quê hương đất nước Việt Nam…
Cách cho
điểm
phần
riêng
Điểm 5 : Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có sáng tạo, phát hiện mới mẻ
đáng trân trọng, có thể có một số sai sót không đáng kể
Điểm 4 : Bài làm đáp ứng tương đối tốt những yêu cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt,
chính tả
Điểm 3 : Bài làm đáp ứng được ½ các yêu cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả Điểm 2 : Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, mắc rất nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0 : Bài làm hoàn toàn lạc đề.
HẾT