Một số cây thuốc chống ung thư có ở Việt Nam Viện nghiên cứu y khoa quốc gia, Viện đại học y dược khoa Toyama - Nhật Bản đã dùng cồn methyl, cồn ethyl - nước và nước để chiết xuất 77 cây thuốc Việt Nam và thử nghiệm tính kháng ung thư trên ung thư tế bào sợi HT-1080, cho thấy 17 cây thuốc có tính kháng ung thư, trong đó có: Cây Tô mộc (Caesalpinia sappan), còn được gọi là Vang nhuộm chiếu. Dùng nước sắc từ gỗ. Dừa cạn (Catharanthus roseus), còn gọi là hoa Tứ quý. Dùng cả cây. Dây vàng đắng (Coscinium fenestratum). Cây Bá bịnh (Eurycoma longifolia). Kỳ nam kiến (Hydnophytum formicarum). Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta, tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta: 1. Cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata), còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, Twotooth Achyranthes: sử dụng cành lá và rễ phơi khô. 2. Cây Nam sa sâm (Adenophora tetraphylla), còn gọi là cây Bào sa sâm, Fourleaf Ladybell: sử dụng rễ khô. 3. Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis), còn gọi là cây Thiên đông, Thiên môn, Dây tóc tiên: sử dụng rễ khô. 4. Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala), còn gọi là Đông truật, Ư truật, Triết truật, Largehead Atractylodes: sử dụng rễ khô. 5. Cây Xạ can (Belamcanda sinensis), còn gọi là cây Rẻ quạt, Iris Tigré, Blackberrylily: sử dụng căn hành (thân rễ) khô. 6. Cây Rung rúc (Berchemia lineata), còn gọi là cây Rút dế, Cứt chuột, Đồng bìa, Lineat Supplejack: sử dụng rễ khô. 7. Cây Đơn buốt (Bidens bipinnata), còn gọi là cây Đơn kim, cỏ Quỷ trâm, Spanishneedles: sử dụng phần trên mặt đất. 8. Cây Tâm giá (Capsella bursa-pastoris), còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa, Shepherdspurse: sử dụng bộ phận trên mặt đất phơi khô. 9. Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum), còn gọi là Cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc: sử dụng hoa khô. 10. Cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi), còn gọi là cây Dĩ mễ, Dĩ nhân, Ý dĩ nhân, Bo bo: sử dụng nhân hạt chín phơi khô. 11. Cây Thài lài trắng (Commelina communis), còn gọi là Cỏ lài trắng, Cỏ chân vịt, Áp chích thảo, Common Dayflower: sử dụng phần trên mặt đất phơi khô. 12. Cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), còn gọi là cây Hoàn lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch, Tricuspid Cudrania: sử dụng thân cành phơi khô. 13. Cây Nghệ (Curcuma longa), còn gọi là cây Uất kim, Khương hoàng, Safran des Indes, Tumeric: sử dụng thân rễ (củ). 14. Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis), còn gọi là Đậu ký sinh, Miễn tử: sử dụng hạt cây tơ hồng. 15. Cây Thạch hộc (Dendrobium nobile), còn gọi là cây Kim thạch hộc, Hắc tiết thảo, Hoàng thảo: sử dụng thân cây tươi hoặc khô. 16. Cây Mực (Eclipta prostrata), còn gọi là cỏ Nhọ nồi: sử dụng phần trên mặt đất phơi khô. 17. Cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica), còn gọi là Cỏ ngưu cân, Sam tử, Tất suất, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng, Cỏ bắc, Chỉ tía, Thiên cân: sử dụng toàn cây phơi khô. 18. Cây Sung thằn lằn, Trâu cổ (Ficus pumila), Climbing Fig: sử dụng đế hoa khô. 19. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), còn gọi là nấm Mộc chi, nấm Lim, nấm Trường thọ, Lucid Ganoderma (đã nuôi trồng nhân tạo được): sử dụng mũ nấm khô. 20. Cây Bồ kết (Gleditschia sinensis), còn gọi là cây Tạo giác, Tạo giáp, Man khét, Thiên đinh, Tạo đinh, Chinese Honeylocust: sử dụng gai khô. 21. Cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza glabra), còn gọi là cây Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão, Quang quả cam thảo, Hồng cam, Liquorice: sử dụng căn hành và rễ khô. 22. Cây Bông vải (Gossypium herbaceum), còn gọi là Miên hoa, Thảo miên, Thổ hoàng kỳ, Levant Cotton: sử dụng rễ khô. 23. Cây Phù dung (Hibiscus mutabilis), còn gọi là cây Mộc liên, Địa phù dung, Hoa cửu đầu, Hoa tam biến, Cottonrose Hibiscus: sử dụng lá khô. 24. Cây Ban nhật (Hypericum japonicum), còn gọi là cây Điền cơ hoàng, cỏ Hoàng hoa, cỏ Đối diệp, Japonese St. John’swort: sử dụng toàn cây phơi khô. 25. Cây Móng tay (Impatiens balsamina), còn gọi là cây Nắc nẻ, Móng tay lồi, Hoa phượng tiên, Cấp tính tử, Bông móng tay, Garden Balsam: sử dụng toàn cây phơi khô và hạt khô. (xem tiếp số 196) GS. NGUYỄN LÂN DŨNG DS. PHAN BẢO AN . nước để chiết xuất 77 cây thuốc Việt Nam và thử nghiệm tính kháng ung thư trên ung thư tế bào sợi HT-1080, cho thấy 17 cây thuốc có tính kháng ung thư, trong đó có: Cây Tô mộc (Caesalpinia sappan),. Một số cây thuốc chống ung thư có ở Việt Nam Viện nghiên cứu y khoa quốc gia, Viện đại học y dược khoa Toyama - Nhật Bản đã dùng cồn methyl, cồn ethyl - nước và nước để chiết xuất 77 cây. dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta, tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta: 1. Cây Ngưu tất