Lá cách pdf

7 134 0
Lá cách pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lá cách HỎI: Bạn Nguyễn Văn B, ở Lai Vung, viết: “Tôi nay thường xuyên bị uể oải, nhức đầu, nhức mình mẩy, khó ngủ Chú tôi bảo lấy cây Lá cách chặt ra phơi khô nấu uống và tôi đã dùng một tháng qua thấy rất hiệu quả. Xin cho biết dùng dài ngày như vậy có hại hay tác dụng phụ gì không?Lá cách còn có tác dụng nào nữa không?” (Gởi kèm mẫu lá khô). ĐÁP: Mẫu vật bạn hỏi là cây Cách, còn gọi Vọng cách, Lá cách (Premna serratifolia L., tên đồng nghĩa: Premna corymbosa Rottl. Ex Willd., P. integrifolia Roxb., P. obtusifolia R. Br.) thuộc họ Ngũ trảo Verbenaceae. Tiểu mộc hay đại mộc, cao 2 - 7 mét, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, phiến lá nguyên, hơi bất xứng, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Chùm hoa tụ tán hình tảng phồng, nhiều hoa trắng, nhỏ. Quả tròn, rộng 3 - 4 mm, đen khi chín. Mọc hoang hoặc trồng làm gia vị. Lá có mùi thơm, thường dùng làm rau sống, nấu canh, cuốn thịt bò nướng… Cành, lá dùng làm thuốc (tươi hay phơi khô). Kinh nghiệm y học cổ truyền các nước dùng làm thuốc lợi thiểu, giải độc, trị ho, trợ tiêu hóa, lợi sữa, lợi kinh, trị kiết lỵ và thấp khớp. Liều dùng: cành lá khô 20 - 30 g (tươi 50 - 100 g) sắc uống. Cành Cách cỡ ngón chân cái, phơi héo rồi đun vào bếp than, đầu kia sẽ xì ra bọt nước, dùng để thoa lên vết chàm, dị ứng, vết lở loét và mụn nhọt cho mau lành. Theo các nghiên cứu khoa học, thân, cành, lá Cách chứa alcaloid: premnin, granimin có tính cường giao cảm thần kinh, nghĩa là làm co mạch, tăng huyết áp, tiết nước bọt, nở đồng tử, tăng nhu động ruột, nở khí quản… cho nên khi uống nước sắc cành, lá Cách bạn cảm thấy hưng phấn, hết mệt mỏi, ăn ngon miệng và khỏe ra Tuy nhiên, mặc dù những nghiên cứu về độc tính cho thấy với liều uống 2.000 mg trích tinh/kg cơ thể súc vật thí nghiệm không gây ngộ độc nào, nhưng ta chỉ nên dùng thuốc từ vài ba ngày đến vài tuần để trị bệnh rồi nghỉ chứ đừng uống thường xuyên không có ích mà còn có thể gây cao huyết áp, vì cây có tính cường trực giao cảm thần kinh. Bạn B. nên có chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, thực hành thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe thay vì dùng thuốc thường xuyên dù đó là cây nhà lá vườn thiên nhiên. Tác dụng cường giao cảm thần kinh này của cây Cách cũng giải thích công dụng làm thuốc lợi sữa, lợi kinh, trị nhức mỏi, thấp khớp trong kinh nghiệm dân gian. Nước sắc cây Cách cũng có tính kháng sinh mạnh trong việc chống nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng. Nước sắc đặc bôi mụt, nhọt ngoài da. DS. PHAN ĐỨC BÌNH Cây Xô thơm Thứ bảy, 31/07/2010, 13:01 GMT+7 HỎI: Có tài liệu về dược liệu, ghi: “Cây Xô thơm (Sage): có tính điều trị thay thế thuốc chữa bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học thấy cây Xô thơm - một dược liệu phổ biến của Trung Quốc - chứa những hợp chất có các công thức hoạt động tương tự các thuốc của phương Tây dùng để chữa bệnh Alzheimer. Cây Xô thơm có thể cải thiện trí nhớ. Xin cho biết về cây Xô thơm, hình ảnh nó như thế nào và công dụng, cách dùng? Xô thơm có ở VN không? Có cây nào tương tự Xô thơm không? Thái NB (Cần Thơ) ĐÁP: Người ta đưa tin mà không ghi tên tác giả, không ghi nguồn gốc tư liệu nên khó biết đó là cây gì. Tuy nhiên từ “Sage” trong bản tin: Sage là tên tiếng Mỹ, Anh: Sawge, Pháp: Sauge là tên thông dụng của cây Salvia officinalis L., thuộc họ Húng Lamiaceae. Xô thơm có lẽ phiên âm từ chữ Sauge và thêm “thơm”, vì cây này có mùi thơm đặc trưng. Xô thơm có nguồn gốc từ các vùng Địa Trung Hải và sau được trồng khắp châu Âu và cả Mỹ châu. Việt Nam ta có trồng thử Salvia officinalis tại Đà Lạt. Ta có các cây cùng chi như Đan sâm (Cứu thảo = Salvia multiorrhiza), Kinh giới dại (Salvia plebeia), Cứu thảo bột (Salvia farinacea), Cứu thảo Hoer (Salvia hoerii), Cứu thảo lùn (S. nana), Xác pháo lùn (Salvia splendens) và ta cũng biết cây Cứu thảo tây ban nha (Salvia hispanica) hay Chia seeds (nêu trong số 221 vừa qua). Salvia officinalis (Xô thơm) được ghi trong Dược điển châu Âu. Xô thơm chứa 1 - 2,5% tinh dầu (gồm các chất chính như monoterpen, thujon, camphor, cineol, borneol, sesquiterpen); 2 - 6% tanin, 1 - 3% flavonoid (luteolin, apigenin, glycosyl flavon); các chất chống oxy hóa như caffeoyl-fructosyl glucosid, caffeoyl-apiosylglucosid… Công dụng chính là kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng; dùng dưới dạng trà trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy. Những nghiên cứu mới cho thấy Xô thơm có tác dụng giảm sưng đau khi bôi là nhờ acid ursolic, còn các tinh dầu thì tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi và kháng ung thư. Xô thơm cũng có tác dụng kháng tiết mồ hôi khi bôi ngoài da. Phụ nữ cho con bú không dùng được vì nó kháng tiết sữa. Xô thơm điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết. Phát hiện mới nhất trong mươi năm gần đây là dầu hột Xô thơm (Salvia officinalis) rất giàu các acid béo omega-3, omega-6 và omega-9 (chứa 20% gamma linoleic acid, gọi tắt là GLA) rất cần cho hoạt động trí não và bảo vệ hệ tim mạch. Đối với bệnh Alzheimer, phải đi khám bệnh và bác sĩ sẽ cho thuốc dùng cụ thể. Lâm thời bạn có thể dùng món ăn Việt Nam có thể giúp tăng trí nhớ cho người cao tuổi là cháo rau đắng trứng. Nửa lon gạo, 200 g rau đắng và 2 quả trứng. Nấu cháo gần chín, đập trứng gà, vịt vào, khuấy đều và nấu sôi lại, nhắc xuống cho rau đắng đã rửa sạch, xắt nhỏ vào, chờ vừa ấm để ăn mỗi ngày (cháo cho 2 người ăn). Có thể dùng thêm mỗi ngày 4 viên nang mềm dầu hột Xô thơm (BoraCare) sẽ cải thiện trí nhớ. DS. TỪ BẢO ANH . vậy có hại hay tác dụng phụ gì không ?Lá cách còn có tác dụng nào nữa không?” (Gởi kèm mẫu lá khô). ĐÁP: Mẫu vật bạn hỏi là cây Cách, còn gọi Vọng cách, Lá cách (Premna serratifolia L., tên đồng. Lá cách HỎI: Bạn Nguyễn Văn B, ở Lai Vung, viết: “Tôi nay thường xuyên bị uể oải, nhức đầu, nhức mình mẩy, khó ngủ Chú tôi bảo lấy cây Lá cách chặt ra phơi khô nấu. Verbenaceae. Tiểu mộc hay đại mộc, cao 2 - 7 mét, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình tim, phiến lá nguyên, hơi bất xứng, mặt trên láng, mặt dưới có ít lông. Chùm hoa tụ tán hình tảng phồng, nhiều

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan