Tìm hiểu về tảo spirulina Spirulina do nhà nghiên cứu người Đức, Deurben đặt tên năm 1827, trên cơ sở hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc của tảo. Sau này nó được các chuyên gia phân loại học thống nhất tên khoa học đầy đủ: ngành Cyanophyta (thực vật lục - lam), lớp Hormogoniophyceae, bộ Oscillatoriales (tảo tràng hạt), họ Oscillatoriaceae, chi Spirulina (tảo xoắn). Phân loại và tên gọi Chi Spirulina có nhiều loài (35 loài) đã được phát hiện, hai loài có nguồn gốc châu Phi và Nam Mỹ là: S. geitleri (S. maxima) và S. platensis được nghiên cứu đầu tiên, nhiều nhất. Ở Việt Nam, giống được nghiên cứu đầu tiên, lưu giữ ở Viện sinh vật học, là S. platensis (Gom) Geitler do Pháp cung cấp. Cũng theo khảo sát của viện này, ở nước ta đã thấy 10 loài Spirulina. Các loài Spirulina trên sống tự nhiên trong ao, hồ, ruộng lúa, sông ngòi, đơn độc hay kết thành đám trên mặt nước. Đặc biệt khoảng giữa năm 1994, S. platensis phát triển mạnh ở hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), có thể vớt được rất nhiều tảo khô mỗi ngày nắng hè. Trong cách phân loại, đặt tên khoa học thường các đặc tính quan trọng nhất về hình thái, kiểu dinh dưỡng, tế bào học và cấu trúc gen di truyền được biểu đạt ngắn gọn nhất. Tên Spirulina do gốc từ Latinh và Anh ngữ “Spiral” có nghĩa là “xoắn”, do tảo này có dạng tiêu biểu nhất là sợi xoắn ốc, nên còn gọi là tảo xoắn, hay tạo dạng xoắn. Người Nhật Bản chuyển từ “tảo xoắn” thành rasenmo, tương tự người Pháp gọi là Spirulines. Ở Việt Nam nó cũng có nhiều tên gọi: vi tảo Spirulina, tảo xoắn xanh, tảo lục - lam, nhưng tên Spirulina vẫn thông dụng nhất. Trong cách phân loại mới hiện nay tảo Spirulina được xếp vào ngành vi khuẩn (Bacteriophyta), trên các ngành tảo khác, thay cho xếp chung vào ngành tảo như cũ, lý do của sự thay đổi hợp lý này là các nghiên cứu (những năm 1970 - 1980), thấy các tảo lam có nhiều đặc điểm chung với vi khuẩn như: nhân chưa hoàn chỉnh (tiền nhân), nhân chưa có màng, không có ty thể và lục lạp… Tên mới dần thông dụng của Spirulina là vi khuẩn lục lam Spirulina. Do đặc điểm có thể di động được trong môi trường nước, Spirulina còn đ- ược gọi là phiêu sinh vật (Spirulina plankton - thực vật trôi nổi, phiêu sinh). Tên gọi mô tả này nhằm phân biệt với động vật phiêu sinh, di động thực sự với cơ quan chuyên biệt: tiêm mao của vi khuẩn, vây của cá. Hình dạng, kích thước và cấu tạo tế bào của Spirulina Trong các hồ tảo sống tự nhiên hay nhân tạo, với mắt thường đó là một hồ nước xanh lục hay xanh lam tuyệt đẹp dưới ánh nắng mặt trời. Hình dạng của Spirulina chỉ thấy rõ khi quan sát dưới kính hiển vi. Đó là những sợi tảo có màu xanh lục lam, xoắn kiểu lò xo, với các vòng xoắn khá đều nhau, nhưng ở cuối hai đầu sợi thường hẹp, mút lại. Đây là dạng chuẩn nhất. Tuy vậy theo quan sát của chúng tôi, và đối chiếu với các tài liệu, thì tùy chu kỳ sinh dưỡng phát triển (cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường) mà hình dạng có thể xoắn kiểu chữ C, S Sợi tảo không phân nhánh, không có bao và không có dị bào. Các dạng này có chiều dài rất thay đổi, ngay trong một dạng, chiều dài mỗi sợi cũng khác nhau, ví dụ sợi uốn sóng có thể dài 5 - 7 nếp gấp, cũng có thể đến 27 nếp gấp. Hiện tượng biến dạng nói lên khả năng thích nghi với môi trường mà vi sinh vật cổ xưa này có được qua hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc tự nhiên. Dạng xoắn thường giữ được trong phòng nghiên cứu, sang môi trường nuôi đại trà, nó thường biến thành dạng thẳng, tỷ lệ xoắn - thẳng khoảng 15 - 85. Theo nghiên cứu của THS. DS. LÊ VĂN LÃNG, khoa dược, Đại học y dược TP.HCM Một loại thức ăn bổ dưỡng & phòng trị bệnh Thứ ba, 11/11/2008, 13:02 GMT+7 Tảo Spirulina vốn là thức ăn bổ dưỡng từ thời cổ xưa của người Aztec Mexico (châu Mỹ) và thổ dân Kanembu thuộc Tchad (Trung Phi). Khi các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện giá trị của giống tảo này thì Spirulina mới được phát triển rộng khắp, sản xuất ở quy mô công nghiệp. Để khẳng định giá trị của Spirulina, các nghiên cứu chặt chẽ, nghiêm ngặt về độc tính, độ an toàn, dược lý, lâm sàng đã được tiến hành. Qua đó khẳng định tảo Spirulina trước hết là một nguyên liệu có tính bổ dưỡng cao, đặc biệt về protein - acid amin và vi lượng khoáng vitamin. Tính bổ dưỡng đã được nhiều nhà khoa học ca ngợi và coi như là sản phẩm dinh dưỡng thiên nhiên kiểu mẫu đáp ứng các tiêu chuẩn do WHO/FAO đề ra. Mặt khác, tác dụng trị bệnh của Spirulina cũng dần được công nhận trong các thử nghiệm: hỗ trợ trị bệnh cholesterol máu cao, viêm gan siêu vi, tiểu đường, béo phì. Đặc biệt, tác dụng tăng cường miễn dịch, chống ung thư, diệt virus Herpes, kháng virus HIV-AIDS do những hoạt chất mới phân lập trong những năm gần đây của tảo Spirulina, càng tăng sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu với giống tảo quý này. Ở nước ta, tảo Spirulina được di thực và triển khai sản xuất ở quy mô nhỏ đến vừa, cung cấp nguyên liệu cho ngành dược, dinh dưỡng và một số nhu cầu khác. Các nghiên cứu dược lý, lâm sàng ứng dụng những thành tựu mới phát hiện cũng được cập nhật. Nhìn vào góc độ khác - công nghệ sinh học, tảo Spirulina có một lợi thế quan trọng có thể chọn làm đối tượng phát triển mạnh hơn trong những điều kiện thuận lợi ở nước ta. Có một quy trình công nghệ sinh học tảo Spirulina tiên tiến sẽ góp phần rất quan trọng vào mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, sản xuất các dược phẩm, mỹ phẩm và dinh dưỡng có giá trị cao cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo nghiên cứu của THS. DS. LÊ VĂN LÃNG, khoa dược, Đại học y dược TP.HCM . Tìm hiểu về tảo spirulina Spirulina do nhà nghiên cứu người Đức, Deurben đặt tên năm 1827, trên cơ sở hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc của tảo. Sau này nó được. Nam nó cũng có nhiều tên gọi: vi tảo Spirulina, tảo xoắn xanh, tảo lục - lam, nhưng tên Spirulina vẫn thông dụng nhất. Trong cách phân loại mới hiện nay tảo Spirulina được xếp vào ngành vi khuẩn. chất mới phân lập trong những năm gần đây của tảo Spirulina, càng tăng sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu với giống tảo quý này. Ở nước ta, tảo Spirulina được di thực và triển khai sản xuất