Tác hại của kem làm trắng da Trong thời gian qua, vô số các bà các cô đã dùng các mỹ phẩm hoặc thuốc để trị nám hoặc làm cho “trắng da” và đã bị “tiền mất tật mang”! Việc sử dụng mỹ phẩm sai lầm và bị tai biến của phụ nữ nước ta khá nhiều mà không ai nghiên cứu… nhưng ở châu Phi người ta đã nghiên cứu, báo động và chính phủ các nước này đã cấm dùng hoặc đưa ra các luật lệ chấn chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng. Sau đây là những tác hại của việc dùng thuốc hay mỹ phẩm làm trắng da, mà tờ “Cahiers d’études et de recherches francophones Santé” đã nêu để bạn đọc tham khảo: Một nhóm chuyên gia đã nghiên cứu trên 910 phụ nữ da đen tại thành phố Lomé (Togo - Tây Phi và một số nơi ở Nam Phi) đã dùng các sản phẩm để làm trắng da và tác hại của chúng. Các mặt hàng chứa corticoid như: Topgel, Topsyne, Betnoval, Betnéval, Diprosone, Diprosalic, Epitopic, Dermoval, Halog, White gel, Cortibion, Flucinar… Các mặt hàng mỹ phẩm chứa hydroquinone như: Venus de Milo, Ambi Bicu Dear Heart, Akagni, Astral, Skin success, Topiclear, Pond’s, Extraclear, Drulla, Peau clair, Lightener, Fade Cream… Các sản phẩm chứa dẫn xuất thủy ngân (biodure de mercure) như: Roberts, Jaribu, Neko, Trois Fleurs D’orient, Asepso, Any, kem Hoa lan… Các mỹ phẩm chứa thành phần không rõ ràng như: Shirley, N’ku Cream, Naro Cream, Extraclear, Pond’s… (Các sản phẩm vừa nêu và các nhãn hiệu tương tự khác cũng đã và đang lưu hành ở Việt Nam…). Kết quả cho thấy trong số 910 người được nghiên cứu, có 536 người dùng các sản phẩm làm trắng da, trong đó 371 người (69%) bị một hay nhiều tai biến như 62,8% bị mất sắc tố (da trở nên nhợt nhạt), 2,7% bị nhiễm sắc (nám), 8% da bị đen - trắng lỗ chỗ (leukomelanodermie), 14,8% bị teo da và 11,6% bị nổi mụn li ti đầy mặt. Các tác dụng phụ trên đây càng nhiều và càng nặng khi người ta dùng mỹ phẩm liên tục ngày này qua ngày kia và thường xuyên nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tần suất bị tai biến do dùng các sản phẩm làm trắng da như vậy là rất cao - cứ 3 người dùng thì 2 người bị. Tỷ lệ mỹ phẩm chứa thành phần hoạt chất không rõ ràng (không liệt kê trên toa nhãn) ở Lomé là 25,6%, ở Bamako là 18,8%. Nhiễm trùng da do dùng mỹ phẩm cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Suy thận do dùng mỹ phẩm chứa dẫn xuất thủy ngân. Bị tăng đường huyết, kể cả đái tháo đường và mập phì do dùng sản phẩm corticoid ngoài da kéo dài cũng được ghi nhận (Baar RD, Smith H, Cameron HM: Tissue mercury level in the mercury induced nephrotic syndrome - Am J Clin Path 1973 và Baar RD, Rees PM Cordy PE: The nephretic syndrome in adults in Nairobi - Br Med J 1972, 1997…). Mất sức đề kháng dẫn tới nhiễm trùng da và teo da do corticoid bôi ngoài da rất thường xảy ra ở phụ nữ châu Phi cũng như ở Việt Nam vì dân chúng dùng bừa bãi các thuốc corticoid ngoài da như mỹ phẩm! (Các sản phẩm chứa corticoid ngoài da ghi trong bài là ở châu Phi nhưng cũng có bán đầy dẫy ở các chợ mỹ phẩm Việt Nam, thậm chí thuốc Cortibion chứa corticoid mà ghi là kem thoa ngoài da! Kem thoa mặt Thanh Thảo chứa dexamethason (corticoid) và chloramphenicol (kháng sinh) còn in logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao!”). Ta nên biết rằng các mỹ phẩm làm trắng da có chứa hydroquinon ngoài các tai biến có thể bị ngay sau vài tháng sử dụng nói trên, còn có thể gây ung thư da nữa, vì nó ngăn cản sự tổng hợp hắc tố melanin (nên cảm thấy da trắng ra lúc đầu) nhưng chính sự mất hắc tố này khiến da không được bảo vệ chống lại tia cực tím của ánh sáng mặt trời nên dẫn tới ung thư da nguy hiểm. Vì thế nhiều nước, kể cả Nam Phi đã cấm dùng hydroquinon trong các mỹ phẩm, hoặc giới hạn hàm lượng hydroquinon dưới 2% và phải ghi các cảnh báo về tác dụng phụ nói trên trên toa nhãn để chỉ những ai “cần cái đẹp mà không cần cái mạng” mới dám dùng. Thông thường, các thuốc chứa corticosteroid ngoài da do các hãng dược phẩm bào chế ra để phụ trị bệnh ngoài da do dị ứng, phải có toa nhãn hướng dẫn sử dụng chặt chẽ là không được dùng trên diện rộng và không được dùng quá 7 ngày để tránh phản ứng phụ teo da và mất sức đề kháng dẫn tới nhiễm trùng da và teo, nám da… Nhưng hiện nay các hãng dược cũng không ghi cảnh báo về tác dụng phụ cũng như không ghi nguyên tắc sử dụng… nên bị con buôn lợi dụng buôn bán trái phép cho người dân thiếu hiểu biết lạm dụng hoặc dùng như mỹ phẩm thật là nguy hiểm. Nhiều hãng mỹ phẩm cũng lén bỏ các dược chất corticosteroid vào mỹ phẩm để làm cho mỹ phẩm bớt bị dị ứng rất tai hại. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại mỹ phẩm như vậy, ngành y tế hoặc các cơ quan kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng nên làm các trắc nghiệm định tính corticosteroid trong mỹ phẩm để người dân khỏi bị hại! DS. PHAN BẢO AN Kem chứa corticosteroid . Tác hại của kem làm trắng da Trong thời gian qua, vô số các bà các cô đã dùng các mỹ phẩm hoặc thuốc để trị nám hoặc làm cho trắng da và đã bị “tiền mất tật. chuyên gia đã nghiên cứu trên 910 phụ nữ da đen tại thành phố Lomé (Togo - Tây Phi và một số nơi ở Nam Phi) đã dùng các sản phẩm để làm trắng da và tác hại của chúng. Các mặt hàng chứa corticoid. ra các luật lệ chấn chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng. Sau đây là những tác hại của việc dùng thuốc hay mỹ phẩm làm trắng da, mà tờ “Cahiers d’études et de recherches francophones Santé” đã nêu