1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nước ngọt gây béo phì là do fructose ppt

4 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 194,56 KB

Nội dung

Nước ngọt gây béo phì là do fructose Fructose nguyên ngữ từ fructus là trái cây và -ose là đường. Vì thế fructose được gọi là đường quả. Nhưng trong trái cây không những chỉ chứa đường fructose, mà còn có một số sinh tố, khoáng chất, chất xơ và đường khác nữa, nhất là glucose với tỷ lệ khác nhau, cả hai đều là đường hấp thu nhanh. Khác với glucose, đường fructose vào tế bào thành ruột phải qua trung gian một protein chuyên chở, từ chuyên môn gọi là chuyển vận tích cực (active transport) và khi ra khỏi tế bào để vào máu lại phải nhờ một protein khác chuyên chở. Đường fructose có thể tự vào các tế bào để tạo ra năng lượng mà không cần insulin như glucose. Thế nhưng điều đáng nói là đường fructose thường được thêm vào các thực phẩm đóng hộp, vô chai trong kỹ nghệ. Fructose thường dùng làm chất điều vị (tạo vị ngọt) gọi là HFCS (high fructose corn syrup), có nghĩa là xi-rô đường bắp có lượng fructose cao (thường chứa 55% fructose và 45% glucose). Đây là chất tạo vị ngọt được các nhà kỹ nghệ thực phẩm ưa chuộng vì giá rẻ và có thể dễ dàng trộn vào các thức uống như nước ngọt vô chai hay đóng lon, gọi chung là nước ngọt hay thức uống không có cồn (“soft drink”) như Coca, Pepsi, 7 up, Xá xị, Number 1, Trà xanh 0 độ, Trà thảo mộc, Tribeco, các loại nước tăng lực Các nhà nghiên cứu của Đại học Texas, South Western Medical Center thử ở một nhóm người trẻ, khỏe mạnh, không béo mập (ít mỡ dự trữ) để so sánh sự sinh mỡ sau khi dùng glucose nguyên chất hay dùng hỗn hợp glucose và fructose (HFCS). Bác sĩ Elizabeth Parks, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích là fructose, glucose và sucrose (đường mía) có thể biến thành triglycerid, một dạng chất béo dự trữ của cơ thể. Tuy nhiên, một khi bắt đầu tiến trình tạo chất béo do fructose, thì khó làm chậm lại tiến trình này. Đối tượng nghiên cứu này có tuổi trung bình 28 và chỉ số thân khối (BMI) 24,3 kg/m2. Những người này uống 3 loại nước ngọt ở 3 tình huống khác nhau: loại thứ nhất glucose 100%; loại thứ hai 50% glucose và 50% fructose; loại thứ ba 25% glucose và 75% fructose. Thử nghiệm ngẫu nhiên và mù đôi. Các nhà nghiên cứu báo cáo hiện tượng sinh chất béo như sau: Điểm đặc biệt của nghiên cứu này là có sự tổng hợp chất béo trong vòng 4 giờ sau khi uống. Kết quả là khi đến bữa ăn tiếp theo, chất béo trong bữa ăn trưa có nhiều phần được tồn trữ thay vì được đốt cháy thành năng lượng. Nghiên cứu này thực hiện ở người trẻ và mạnh khỏe, nếu ở người cao tuổi hay bệnh hoạn, có thể sự tích mỡ càng cao hơn nữa. Một nghiên cứu khác của Đại học Florida năm 2005 cũng báo cáo kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu báo cáo acid uric trong máu tăng cao sau khi dùng fructose. Acid uric tăng sẽ ngăn cản tác dụng của insulin, là chất điều hòa tế bào sử dụng đường hay dự trữ năng lượng. Nếu mức acid uric thường tăng cao, hội chứng chuyển hóa có thể sinh ra, gồm cao huyết áp, béo mập, cao cholesterol huyết, xơ vữa động mạch, bệnh tim và bệnh thống phong (gout). Lời khuyên của chúng tôi là nên giới hạn không uống nhiều nước ngọt vô chai, đóng lon mà chỉ nên uống nước trà xanh hay trà tươi, nước đun sôi để nguội, nếu không muốn bị mập phì và bị bệnh chuyển hóa. Đừng tập cho trẻ con uống nước ngọt để tránh béo phì. DS. LÊ VĂN NHÂN DS. PHAN ĐỨC BÌNH . Nước ngọt gây béo phì là do fructose Fructose nguyên ngữ từ fructus là trái cây và -ose là đường. Vì thế fructose được gọi là đường quả. Nhưng trong trái. nói là đường fructose thường được thêm vào các thực phẩm đóng hộp, vô chai trong kỹ nghệ. Fructose thường dùng làm chất điều vị (tạo vị ngọt) gọi là HFCS (high fructose corn syrup), có nghĩa là. lon mà chỉ nên uống nước trà xanh hay trà tươi, nước đun sôi để nguội, nếu không muốn bị mập phì và bị bệnh chuyển hóa. Đừng tập cho trẻ con uống nước ngọt để tránh béo phì. DS. LÊ VĂN NHÂN

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w