Cây Cơm nguội Chi Ardisia thuộc họ Cơm nguội (Myrsinaceae) có gần 100 loài mọc hoang dại ở các vùng rừng núi khắp nước ta. Đa số các loài Ardisia thuộc tiểu mộc, cây bụi và một số ít đại mộc. Một trong số rất nhiều loài Cơm nguội cho nhiều trái có dạng và màu đỏ đẹp nên được trồng làm kiểng, đó là cây Cơm nguội răng (Ardisia crenata Sims.). Cơm nguội răng (còn có tên Trọng đũa, Đại la tán, Bách lượng kim, Châu sa kim) thuộc tiểu mộc, cao từ 0,5 - 2 mét, nhiều cành nhánh. Lá có phiến xoan ngược, dày, dài 7 - 10 cm, rộng 4 - 5 cm. Cành mang 1 - 3 lá ở chót. Chùm hoa tảng phồng ở cuối cành, hoa màu hồng, trái tròn, to 7 - 8 mm, khi chín màu đỏ tươi, có đốm trong, thòng xuống trông rất đẹp (xem bìa 1). Cơm nguội răng (Trọng đũa) mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, làm rau, làm thuốc. Ngọn và lá non hái về vò qua với ít muối, rửa sạch để nấu canh ăn cho mát, lợi tiểu giải độc và trị đau nhức, nhưng không nên dùng nhiều vì hơi có độc và kỵ thai. Cành, lá, vỏ thân và rễ được thu hái, phơi khô làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian, ngâm rượu hoặc sắc uống. Liều dùng 10 -15 g dược liệu khô sắc uống trị đau nhức, ho, viêm họng. Rễ Cơm nguội chứa nhiều glycosid triterpenoid (ardisicrenodid A, B, C, D, E, F ), các dẫn xuất bergenin, sitosterol, giàu sinh tố khoáng chất các loại. Lá chứa đa phenol, saponin. Dược tính: nước sắc cành lá có tính kháng sinh, ức chế nhiều vi khuẩn ngoài da và đường ruột, có tác dụng kháng viêm giảm đau và trục huyết ứ sau sinh. Kỵ thai. Bài thuốc kinh nghiệm dùng cho phụ nữ sau sinh: toàn cây Cơm nguội 20 g, cây Dủ dẻ 30 g, Ngũ gia bì gai hay cây Chân chim 30 g, cây Mua 30 g, cây Gai làm bánh 20 g. Dược liệu khô, chặt nhỏ, thêm 2 lít nước, sắc còn 1 lít để uống trong ngày. Dùng liên tục 15 - 30 ngày. Bài thuốc trị ho dai dẳng: thân và rễ cây Cơm nguội 20 g, cây Thuốc giòi 20 g (tươi: 50 g), vỏ Quýt 2 cái, Cam thảo 8 g (hoặc Cam thảo đất 12 g). Dược liệu khô sắc với 1 lít nước, còn phân nửa chia uống trong ngày. Dùng 3 ngày liền. Trị bầm giập, té trặc: lá Cơm nguội 1 nắm, Gừng tươi 1 củ, muối 1 muỗng canh. Rửa sạch, thêm muối, giã nát bó vào vết thương. Ngày thay băng 1 lần. DS. PHAN ĐỨC BÌNH Kinh nghiệm trị sốt xuất huyết bằng Bí đao Là một phụ nữ trên 55 tuổi chuyên lo thuốc Nam, tôi muốn giới thiệu cho bà con một phương thuốc trị sốt xuất huyết, học được từ mẹ tôi và đã áp dụng rất nhiều năm nay, rất đơn giản và hữu hiệu: Khi đã chẩn đoán là sốt xuất huyết thì mua 5 - 10 trái Bí đao (Bí xanh, trái nặng cỡ 300 - 500 g) và nướng nguyên trái trên lửa than hồng, lăn trở cho đến cháy phần vỏ bí thành than. Đem ép nguyên trái bí lấy nước (lấy luôn phần than cháy vào nước ép). Cho bệnh nhân uống mỗi lần 1 ly nước ép, 2 - 3 giờ uống một lần, ngày 2 - 3 trái nước ép, uống nhiều càng tốt. Nước ép Bí đao giúp hạ sốt nhanh và an toàn, không có tác dụng phụ. Thường thì bệnh nhân hạ sốt sau khi uống 30 - 60 phút và uống tiếp cho đến khi hết sốt. Chúng tôi đã dùng phương cách này chữa sốt xuất huyết cho những người thân trong gia đình, bạn bè, lối xóm rất hiệu quả, chưa có trường hợp nào không lành cả. Nhân đây chúng tôi cũng xin báo cho biết những công dụng khác của Bí đao mà tôi chưa biết. Phạm Thị Lan Huê (Vũng Tàu) Bí đao, còn gọi Bí xanh (Benincasia hispida), thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), cho trái nấu canh, hầm thịt… ăn cho mát. Kinh nghiệm dân gian cho biết Bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, giảm phù thũng, chống sốt. Năng lượng Bí đao không cao tuy có đủ thành phần dưỡng chất, 100 g Bí đao chứa protein: 0,76 g, chất béo: 0,1 g, bột đường: 4,7 g, chất khoáng: 0,4 g - trong đó, kali: 148 mg, calci: 10 mg, magnesium: 10 mg, đồng: 0,1 mg, sắt: 0,37 mg và một ít sinh tố, B1: 0,05 mg, B2: 0,02 mg, PP: 0,46 mg, C: 1,5 mg. Ngoài việc dùng nấu canh, y học cổ truyền còn dùng Bí đao trong các bệnh sau đây: - Khi bị phù chân tay, mình và mặt: dùng Bí đao và Hành củ, nấu canh với cá Chép, ăn hàng ngày (Nam dược thần hiệu). - Chữa tiểu không thông, tiểu đục, nhầy: dùng 200 g vỏ Bí đao sắc đặc uống thường ngày (Nam dược thần hiệu). - Chữa viêm da, ung nhọt ngoài da; ở phổi, ruột: hột Bí đao đập giập 30 g, Bồ công anh 30 g, Kim ngân hoa 20 g, Ý dĩ (đập giập) 30 g, Giấp cá tươi 40 g, Cam thảo 1 g, Cỏ lưỡi rắn (Bạch hoa xà thiệt thảo) 30 g (tươi thì 60 g). Sắc uống ngày 1 thang, trong 10 - 15 ngày. - Chữa sốt nóng không rõ nguyên nhân (thường là do nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi): Bí đao 1 - 2 trái (1.000 - 1.500 g) nướng trên than hồng cho cháy sém ngoài vỏ rồi dùng vải thưa sạch bọc trái Bí lại, dùng 2 miếng gỗ sạch để kẹp Bí ép cho chảy hết nước vào 1 cái chén lớn. Lấy một ổ Tò vò to (thường bám trên phên, tường hay hiên nhà) nướng trong than hồng cho đỏ lên rồi thả ngay vào tô nước Bí cho sủi hết bọt, chờ nguội, chia ra uống trong ngày. Uống càng nhiều càng tốt. Dùng 2 - 3 ngày liền (kinh nghiệm của ông Hương Học). Về phương thuốc của bà Lan Huê: nước ép Bí đao nướng có hiệu quả nâng cao thể trạng, cung cấp nước và một số sinh tố, khoáng chất (nhất là kali và natri), rất cần thiết cho cơ thể đang sốt nóng, mất nước, đang rất cần chúng. Ngoài ra, chất than cháy từ vỏ Bí có tính cầm máu (theo y học cổ truyền). Do đó, về mặt lý thuyết cũng như thực tế, phương thuốc của bà Lan Huê ở Vũng Tàu có thể trị được sốt xuất huyết và các chứng sốt nóng không rõ nguyên nhân. Xin chân thành cảm ơn bà Lan Huê đã phổ biến kinh nghiệm của mình cho bạn đọc. DS. PHAN ĐỨC BÌNH . mộc. Một trong số rất nhiều loài Cơm nguội cho nhiều trái có dạng và màu đỏ đẹp nên được trồng làm kiểng, đó là cây Cơm nguội răng (Ardisia crenata Sims.). Cơm nguội răng (còn có tên Trọng đũa,. Bài thuốc kinh nghiệm dùng cho phụ nữ sau sinh: toàn cây Cơm nguội 20 g, cây Dủ dẻ 30 g, Ngũ gia bì gai hay cây Chân chim 30 g, cây Mua 30 g, cây Gai làm bánh 20 g. Dược liệu khô, chặt nhỏ, thêm. Cây Cơm nguội Chi Ardisia thuộc họ Cơm nguội (Myrsinaceae) có gần 100 loài mọc hoang dại ở các vùng rừng núi khắp nước ta. Đa số các loài Ardisia thuộc tiểu mộc, cây bụi và