1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây Bùm bụp docx

5 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,28 KB

Nội dung

Cây Bùm bụp Cây Bùm bụp (Mallotus apelta Muell. Arg.), còn có tên cây Ruông, Ba bét trắng, Bông bét, Bùng bục, Lá cám; thuộc họ Euphorbiaceae. Tiểu mộc cao 1 - 7 mét, nhánh, mặt dưới lá và phát hoa có lông dày, mịn, trắng. Phiến lá nguyên, hình tim, to cỡ 8 x 9 cm. Gié hoa dài 20 - 50 cm, mang nhiều hoa đực tứ phân, với hơn 50 tiểu nhụy và nhiều hoa cái có lá đài dính, với 3 - 4 vòi nhụy. Trái nang to cỡ 2 cm, với các gai nạc trên đầu dài 5 mm, khi chín nở thành 3 mảnh. Ngoài ra còn có loài Bùm bụp nhật (Mallotus japonica) cũng dùng làm thuốc tương tự. Bùm bụp mọc hoang ở rừng đến cao độ 500 - 700 mét, khắp các tỉnh nước ta. Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 11 - 12. Cây làm bột giấy, vỏ cho sợi; rễ, lá, vỏ thân làm thuốc. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, Bùng bục có vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau, cầm máu. Dùng rễ Bùng bục trị nước tiểu đục (lậu), đau dạ dày, lở miệng, trĩ, sa tử cung, viêm lách, viêm gan, viêm tai, viêm mắt đỏ, ung thư bạch huyết. Liều dùng 20 - 30 g sắc uống mỗi ngày. Lá tươi giã đắp chữa vết thương sưng, đau. Lá khô vò nát cầm máu. Hải Thượng Lãn Ông dùng Bùng bục với dây Mảnh bát (Bát bát = Coccinia grandis) để phòng ôn dịch. Bài thuốc chữa nước tiểu đục: rễ Bùng bục 15 g, Thổ phục linh 16 g, Phục thần (Phục linh) 12 g. Sắc uống trước bữa ăn, ngày 1 thang, dùng 7 - 10 ngày. Chữa sa tử cung: rễ Bùng bục, Vú bò lá xẻ, trái Kim anh, mỗi thứ 40 g, Đảng sâm 20 g, rễ Thầu dầu 20 g. Thêm 1 lít nước, sắc còn phân nửa, chia uống trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày. Chữa lở loét miệng: lá Bùng bục 1 nắm, thêm nửa lít nước, sắc còn 200 ml, dùng ngậm, súc miệng và dùng bông thấm thuốc thoa chỗ loét, ngày 3 - 4 lần. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về cây Bùm bụp trên Pubmed, bạn đọc có thể tìm đọc trong các trang web trên Pubmed: các nhà khoa học ở Viện hóa hợp chất thiên nhiên thuộc Viện KH&KT Việt Nam đã phân lập được 1 triterpen và 6 triterpinoid 5 vòng từ lá Bùm bụp: 3-alpha- hydroxyhop-22 (29)-en, hennadiol, friedelin, friedelanol, epifriedelanol, taraxeron và epitaraxerol Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng của rễ Bùm bụp trên 40 vịt con nhiễm siêu vi viêm gan vịt, chia làm 5 nhóm: nhóm chứng cho dùng lamivudin và 4 nhóm dùng rễ Bùm bụp với liều lớn dần. Sau 21 ngày kiểm tra siêu vi và sinh thiết gan cho thấy rễ Bùm bụp có tác dụng kháng virus viêm gan B vịt tốt hơn lamivudin vì không tác dụng phụ. Viện dược liệu Thượng Hải đã phân lập được 8 hợp chất từ thân Bùm bụp: 12-ursen-3-on, 3-hydroxy-12-ursen, mussaenosid, 6-methoxy-2H-1-benzopyron4- on, ursolic acid, acetyl aleuritolic acid, beta-sitosterol-3-O-beta-D-glucopyranosid (daucosterol), beta-sitosterol. Các nhà khoa học tại Viện hóa hợp chất thiên nhiên, Viện KH&KT Việt Nam đã phân lập được hai hợp chất từ lá Bùm bụp: benzopyran 6-[1'-oxo-3'(R)- hydroxy-butyl]-5,7-dimethoxy-2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran và 6-[1'-oxo-3'(R)- methoxy-butyl]-5,7-dimethoxy-2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran, có tác dụng độc tế bào mạnh chống 2 dòng tế bào ung thư gan của người (human hepatocellular carcinoma). Các nhà khoa học ở Đại học quân y số 1 Trung Quốc đã chứng minh cây Bùm bụp có tác dụng chống oxy hóa và giúp tái tạo tế bào gan đã bị xơ hóa… DS. PHAN ĐỨC BÌNH . Cây Bùm bụp Cây Bùm bụp (Mallotus apelta Muell. Arg.), còn có tên cây Ruông, Ba bét trắng, Bông bét, Bùng bục, Lá cám; thuộc. có loài Bùm bụp nhật (Mallotus japonica) cũng dùng làm thuốc tương tự. Bùm bụp mọc hoang ở rừng đến cao độ 500 - 700 mét, khắp các tỉnh nước ta. Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 11 - 12. Cây làm. lá Bùm bụp: 3-alpha- hydroxyhop-22 (29)-en, hennadiol, friedelin, friedelanol, epifriedelanol, taraxeron và epitaraxerol Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng của rễ Bùm bụp

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w