1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cát cánh ppsx

7 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cát cánh Cát cánh là vị thuốc thường dùng trong đông y. Đó là rễ củ của cây Cát cánh, tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC., tên cũ Campanula grandiflorua Ijacq., thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Thân thảo, cao 0,5 - 1 mét, rễ phù to thành củ. Lá không cuống, mọc vòng ở gốc, rồi mọc xen ở phần trên, phiến lá xoan 3 - 7 x 1,5 - 3 cm, bìa có răng cưa. Hoa xanh tím hay trắng, cánh hoa hình loa có 5 răng to. Quả nang hình xoan. Trồng làm thuốc, phát triển tốt ở miền Bắc và cũng được trồng làm cảnh ở các tỉnh phía nam. Dược chất: củ Cát cánh chứa platycodin A, C, D, D2; polygalacin D, D2; platycodigenin (saponin), polygalacic acid, platycogenic acid; phytosterol Dược tính: platycodin, platycodigenin, betulin chống ung thư, làm rút mủ, long đàm, trị ho, viêm họng, khó tiêu. Nó cũng có tính gây tê, có tác dụng kháng histamin, kháng viêm, hạ huyết áp. Cát cánh cũng kích thích gan mật gây tăng tiết mật giúp tiêu hóa tốt, giúp hạ lipid huyết, hạ đường huyết và hạ cholesterol máu. Lưu ý liều cao hơn liều quy định hoặc dùng dài ngày có tính phá huyết (tiêu hồng cầu) nguy hiểm. LD50 (liều gây chết 50% chuột thí nghiệm là 420 - 700 mg hoạt chất/kg). Không dùng cho phụ nữ có thai và người bị viêm loét dạ dày. Công dụng: Cát cánh chữa ho có nhiều đàm nhớt, viêm họng, hen suyễn, khó thở, trong người có nhiều nhọt mủ. Liều dùng 3 - 12 g dưới dạng thuốc sắc. Một số bài thuốc có Cát cánh theo y học cổ truyền (Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN” - Viện dược liệu) Trị ho có nhiều đàm nhớt: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, cây Bạch hoa xà, Chiêu liêu (Kha tử), mỗi vị 6 g. Thêm 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày. Cát cánh, Trần bì, Bán hạ chế, Mạch môn sao, Ngưu tất, Ngũ vị tử, Tiền hồ, Ma hoàng, mỗi vị 6 g. Sắc uống như trên, trong chứng ho suyễn nhiều đàâm nhớt. Cát cánh, Kinh giới, Bách bộ, mỗi vị 200 g, Cam thảo 60 g, Trần bì 100 g. Dược liệu kho, chặt nhỏ, phơi thêm một nắng, tán mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 1 - 3 g bột, ngày 3 lần sau bữa ăn, với nước chín. Một số bài thuốc theo y học cổ truyền Trung Quốc Chữa sau tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nói khó: Cát cánh 4 g, Hoàng kỳ 16 g, Long đởm 12 g, Sinh địa 16 g, Đương quy 8 g, Bạch thược 8 g, Đào nhân 8 g, Hồng hoa 4 g, Phòng phong 4 g, Cam thảo 4 g, nước 800 ml. Sắc còn phân nửa, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 2 - 3 tháng. Chữa viêm não Nhật Bản: Cát cánh 6 g, Liên kiều 12 g, Cam thảo 6 g, Hoàng cầm 8 g, Bạc hà 2 g, Dành dành 6 g, Thạch cao 32 g, Kim ngân hoa 12 g, Thanh cao 6 g, Cúc hoa 10 g, nước 400 ml. Nấu sôi 20 phút kể từ khi sôi. Chiết ra tô uống hết một lần. Dùng trong 3 - 5 ngày liền. Trẻ con tùy theo tuổi chia liều thích hợp. DS. TỪ BẢO ANH Cơ chế mới trị bệnh tiểu đường Thứ bảy, 14/08/2010, 07:23 GMT+7 Viên Metformin Các nhà khoa học ở Trung tâm nhi đồng Johns Hopkins phát hiện thuốc thường được dùng để điều trị người bệnh tiểu đường type 2 không cần đến insulin, tác dụng ở mức căn bản hơn là chúng ta đã tưởng, bằng cách điều hòa gen kiểm soát sản xuất đường trong cơ thể. Báo cáo trên tạp chí Cell (Tế bào) ngày 15/5/2009, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào một đoạn trên protein gọi là CBP do biến đổi gen tham dự vào sản xuất quá lố glucose ở gan, có thể là mục tiêu mới để bào chế thuốc trị bệnh này. Ở người lành mạnh, gan sản xuất glucose trong khi đói để giữ mức bình thường sản xuất năng lượng cho mọi tế bào. Sau khi ăn, tuyến tụy tiết insulin, hormon chịu trách nhiệm hấp thụ đường vào tế bào. Một khi insulin được nhả ra, gan sẽ tắt phần sản xuất glucose, nhưng ở người bệnh tiểu đường type 2, gan không nhận được tín hiệu từ insulin để tắt máy sản xuất glucose. Điều kiện này gọi là đề kháng insulin, do trục trặc thông tin giữa gan và tuyến tụy. Metformin, thường được xem là thuốc hàng đầu điều trị bệnh tiểu đường type 2 không có biến chứng, vẫn được tin là làm cho gan nhạy cảm hơn với insulin. Nhưng nghiên cứu tại Trung tâm nhi đồng Hopkins cho thấy metformin không cần qua giai đoạn truyền thông gan - tụy tạng, mà tác dụng trực tiếp lên tế bào gan. Thay vì làm chất diễn dịch thông tin insulin - gan, metformin đã hoạt động như một chất mang thông tin. Metformin bắt chước tác dụng của CBP, protein báo hiệu cần thiết cho thông tin giữa gan và tụy tạng để duy trì sản xuất glucose ở gan và khóa sản xuất bởi insulin. Để thử nghiệm xem giả thuyết này có đúng không, các nhà nghiên cứu tạo ra nhóm chuột nhắt đề kháng insulin bằng cách cho chúng ăn thực đơn nhiều chất béo trong nhiều tháng. Nhóm chuột đề kháng insulin này có mức glucose máu cao không trở lại bình thường sau khi ăn. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng metformin, CBP được kích hoạt đến mức ngang với chuột không bị tiểu đường, và mức glucose của chúng trở lại bình thường. Trái lại, khi dùng CBP với cấu trúc sai lạc, metformin không có tác dụng lên mức glucose, một bằng chứng cho thấy metformin tác dụng qua trung gian CBP. Các nhà nghiên cứu còn xác định thêm metformin tác dụng lên một đoạn đặc biệt của CBP bằng cách nghiên cứu hiệu quả của thuốc lên chuột với CBP bình thường hay CBP mất đoạn đặc biệt này. Chuột nhắt với CBP bình thường đáp ứng với metformin, giảm mức glucose huyết, giống như bệnh nhân tiểu đường; trong khi chuột mất đoạn đặc biệt trên CBP không giảm mức đường. Vì CBP tham dự vào tăng trưởng và phát triển nhiều tiến trình chuyển hóa khác nhau ở những cơ quan khác, khám phá mới này sẽ mang lại nhiều hy vọng cho những bệnh như chậm lớn, ung thư và sinh sản, theo lời các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, người ta cũng hy vọng sẽ tìm ra chất đánh dấu sinh học người nào đáp ứng tốt với metformin, giúp bác sĩ dùng liều tối ưu cho bệnh nhân. DS. LÊ VĂN NHÂN . Cát cánh Cát cánh là vị thuốc thường dùng trong đông y. Đó là rễ củ của cây Cát cánh, tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A dày. Công dụng: Cát cánh chữa ho có nhiều đàm nhớt, viêm họng, hen suyễn, khó thở, trong người có nhiều nhọt mủ. Liều dùng 3 - 12 g dưới dạng thuốc sắc. Một số bài thuốc có Cát cánh theo y học. dược liệu) Trị ho có nhiều đàm nhớt: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, cây Bạch hoa xà,

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

Xem thêm: Cát cánh ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w