Bỏng thực quản Bỏng thực quản cũng là một tai nạn thường gặp ở trẻ, do uống nhầm chất ăn mòn, thường gặp là chất kiềm như nước tro tàu (trong công nghệ làm mì sợi hay bánh tro tàu), chất ăn da trong công nghệ làm xà bông, chất acid như acid sulfuric dùng làm bình ắc quy, giấm hóa học đậm đặc (acid acetic). Uống nhầm các chất trên, trẻ sẽ bị bỏng miệng, thực quản, nếu dung dịch loãng mà trẻ nhổ ra kịp thời thì chỉ bị bỏng miệng, nếu trẻ nuốt xuống bụng và dung dịch đậm đặc trẻ sẽ bị bỏng thực quản để lại di chứng teo thực quản rất khó điều trị. Dung dịch acid thường gây bỏng dữ dội, nhưng tổn thương nông và thường ở miệng, vì trẻ cảm nhận được, nhổ ra ngay sau khi uống và được cấp cứu ngay. Nếu dung dịch đậm đặc thì tổn thương sẽ để lại sẹo co rút. Dung dịch kiềm thường gây tổn thương nặng sâu hơn, vì trẻ không cảm nhận được khi uống và nuốt xuống bụng. Chất kiềm không gây cháy bỏng tức thì, nên thường cấp cứu trễ khiến tổn thương nặng và ăn sâu hơn. Chẩn đoán - Khi uống nhầm chất ăn mòn trẻ sẽ bị đau rát, nổi bóng nước hoặc cháy xém chỗ phỏng. - Vì nuốt đau, trẻ không ăn uống được. - Trẻ chảy nước miếng. - Cảm giác đau rát trong ngực như có một cái que trong ngực. - Trẻ nôn ói ra máu, nếu tổn thương sâu. - Trẻ ho sặc khó thở, nếu trẻ bị bỏng thanh quản kèm theo. Ngoài ra, chúng ta có thể nội soi trong 48 giờ, để xác định tổn thương phỏng lan đến đâu, ăn sâu đến đâu, có cần phải đặt ống nong tránh sẹo hẹp hay không. Xử trí - Nếu ở nhà chỉ nên rửa nước thật nhiều, uống nhiều nước, tìm cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất. Không nên làm cho trẻ ói, sẽ khiến bỏng nặng hơn, lan rộng hơn. Tại bệnh viện không nên đặt ống rửa ruột có thể gây thủng thực quản. Chống sốc, trung hòa chất ăn mòn, băng dạ dày, thực quản, chống tiết acid của dạ dày (dịch acid sẽ khiến vết thương nặng thêm), kháng sinh chống nhiễm trùng. Tiến hành soi, đánh giá khi trẻ ổn định. Nếu bỏng ăn vào đến lớp cơ, trẻ sẽ bị sẹo hẹp phải tiến hành đặt ống nong ngay để tránh sẹo dính thực quản, nong định kỳ để tránh teo thực quản. Nếu trẻ bị teo thực quản, nong thất bại phải mổ tái tạo thực quản rất khó khăn. BS. ĐẶNG HOÀNG SƠN (trưởng khoa tai mũi họng, Bệnh viện nhi đồng 1) . bị bỏng miệng, thực quản, nếu dung dịch loãng mà trẻ nhổ ra kịp thời thì chỉ bị bỏng miệng, nếu trẻ nuốt xuống bụng và dung dịch đậm đặc trẻ sẽ bị bỏng thực quản để lại di chứng teo thực quản. trẻ ổn định. Nếu bỏng ăn vào đến lớp cơ, trẻ sẽ bị sẹo hẹp phải tiến hành đặt ống nong ngay để tránh sẹo dính thực quản, nong định kỳ để tránh teo thực quản. Nếu trẻ bị teo thực quản, nong thất. Bỏng thực quản Bỏng thực quản cũng là một tai nạn thường gặp ở trẻ, do uống nhầm chất ăn mòn, thường gặp