Hệ tiêu hóa ở người (khoang miệng – 2) ppt

7 394 0
Hệ tiêu hóa ở người (khoang miệng – 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ tiêu hóa ở người (khoang miệng – 2) 2. Sự tiêu hoá cơ học Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn, răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được thực hiện bằng sự nâng lên hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng ép sát vào nhau. Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các viên nhỏ, trơn dễ nuốt. Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các giai đoạn - Giai đoạn miệng: thức ăn sau khi được nhai và trộn đều với nước bọt và tạo viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại đẩy viên thức ăn về phía sau. Đây là giai đoạn có ý thức hay phản xạ tuỳ ý. - Giai đoạn hầu: Hầu là đoạn thông giữa khoang miệng với thực quản, thanh quản và khí quản. Đây là giai đoạn không có ý thức hay phản xạ tự động: Khi viên thức ăn chạm vào thành hầu, kéo theo 1 loạt các cử động: gốc lưỡi cong lên đóng kín đường trở lại khoang miêng, môi ngậm lại, màng khẩu cái nâng lên che kín đường thông lên mũi. Lưỡi thụt về phía sau, thanh quản nhô lên che kín đường vào thanh quản. Sụn thanh - thiệt ngả về phía sau đậy kín khí quản và thanh quản. - Giai đoạn thực quản: các cử động nhu động của thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Nếu người ta đứng ăn thì thức ăn sẽ được chuyển nhanh hơn do tác dụng của trọng lực. 3. Sự tiêu hóa hoá học - Các thành phần có trong nước bọt: + Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn. Do đó đẩy nhanh sự cảm nhận vị giác của các gai vị giác trên lưỡi. + Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn giúp lưỡi chuyển động dễ dàng hơn + Enzim amilaza (còn gọi ptyalin): đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân tinh bột thành đường mantozơ. Amilaza hoạt động trong pH = 6.0 ~ 7.4. Ngay cả khi vào dạ dày amilaza vẫn hoạt động trước khi axit ngấm vào khối thức ăn ức chế amilaza + Lyzozim: là 1 enzim phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn. Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sach và tránh nguy cơ nhiễm trùng. - Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học diễn ra chỉ gồm quá trình thuỷ phân tinh bột thành mantozơ (là 1 đường đôi) 4. Điều hoà tiết nước bọt - Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào + Độ khô: thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều + pH của thức ăn: thức ăn càng chua, pH càng thấp, nước bọt càng tiết nhiều - Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng được kích thích. Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt. - Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện. . Hệ tiêu hóa ở người (khoang miệng – 2) 2. Sự tiêu hoá cơ học Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức. tế bào của vi khuẩn. Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sach và tránh nguy cơ nhiễm trùng. - Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học diễn ra chỉ gồm quá trình thuỷ. thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Nếu người ta đứng ăn thì thức ăn sẽ được chuyển nhanh hơn do tác dụng của trọng lực. 3. Sự tiêu hóa hoá học - Các thành phần có trong nước bọt:

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan