1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hệ tiêu hóa ở người (ruột non-1) pdf

5 631 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 112,83 KB

Nội dung

Hệ tiêu hóa ở người (ruột non-1) IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON 1. Cấu tạo của ruột non - Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính: + Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khótng 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ. + Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz. + Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng. - Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung. Nhờ đó mà diện tích bề mặt tăng đến 250 - 300 m2. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột - Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. 2. Cử động cơ học của ruột non - Cử động hình quả lắc: do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột trườn đi trườn lại. Mục đích là xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ chuyển hoá. - Cử động co thắt từng phần: từng đoạn ruột co thắt lại làm giảm tiết diện đoạn ruột. Mục đích là xáo trộn thức ăn và làm ngấm đều dịch tiêu hóa. - Cử động nhu động: là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống ruột già. Tác dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già), làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Khi bị ngộ độc, cử động này tăng mạnh có thể gây ỉa chảy. - Cử động phản nhu động: ngược chiều với cử động nhu động. Cử động nhu động giúp thức ăn được đẩy ngược lại giúp tiêu hoá và hấp thụ triệt để hơn. Khi bị nôn, cử động này tăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, tống thức ăn ra ngoài miệng. - Điều hoà các cử động: tăng do sự điều khiển từ phân hệ phó giao cảm (dây thần kinh X) và đám rối Auerbach và 1 số hoocmon đường tiêu hoá, axetylcolin. Ngược lại adrenalin và phân hệ giao cảm làm giảm các cử động này. . Hệ tiêu hóa ở người (ruột non-1) IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON 1. Cấu tạo của ruột non - Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm. - Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung làm ngấm đều dịch tiêu hóa. - Cử động nhu động: là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống ruột già. Tác dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già), làm quá

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w