Phân bón cho cây điều 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh Điều là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, phân bố trong khoảng 27 vĩ độ bắc tới 28 vĩ độ nam. Thích hợp với nhiệt độ 20 - 34 0 C, số giờ nắng tối ưu 1285 giờ/năm (9 giờ/ngày) trong giai đoạn ra hoa đậu trái. Điều thích hợp với lượng mưa 1000 – 2000 mm/năm, song đòi hỏi có giai đoạn khô 4 – 5 tháng để cây tượng hoa. Điều là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. 2. Kỹ thuật trồng: Điều có thể trồng từ hạt hoặc từ cây ghép, thời vụ trồng điều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ từ tháng 6-7 hàng năm khi mùa mưa đến. Thời vụ trồng điều Đào hố: Hố đào theo yêu cầu kích thước 60 x 60 x 60cm trở lên đây là một việc làm cần thiết, bà con nông dân chưa chú trọng việc này lâu nay nên làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và phát triển của cây về sau). Mật độ trồng hợp lý 200–400 cây/ha, khoảng cách cây (8– 10m). Nếu trồng dày thì cần tỉa cành để tạo tán nhỏ, trồng thưa để tán lớnCách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố rồi đặt cây xuống hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất nền từ 5-10cm. Trước khi đặt cây dùng dao bén cắt đáy bầu theo chiều dọc để lấy túi bầu ra và rễ đuôi chuột. Sau khi đặt cây xuống dùng dao rạch bầu. Sau trồng nên tưới mỗi hố khoảng 20 lít nước để cho rễ và đất trong bầu liên kết tốt với đất của hố trồng. Nếu trồng bằng hạt nên gieo 2-3 hạt/hố. 3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây điều: Đạm là nguyên tố cấu thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố giúp cho cây sinh trưởng phát triển, nảy chồi tốt, tăng chiều cao cây, tăng năng suất và chất lượng cây điều.Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và quá trình phân hóa mầm hoa, giúp điều ra hoa sớm và ra hoa đều, tăng năng suất và chất lượng điều.Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đường, protein, điều chỉnh pH, đóng mở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống đổ và sâu bệnh hại. Hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của hạt, tăng năng suất và chất lượng điều. 3.1 Bón phân cho cây điềuPhân bón cho điều được chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Từ sau khi trồng đến 3 năm vơi mật độ 200-400 cây/ha. Liều lượng phân bón cho điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Đạm Urê Lân nung chảy (VD) Kali Clorua N ăm S ố lần bón Kg /ha g/ cây Kg /ha g/ cây Kg /ha g/ cây N ăm thứ 1 3 - 4 4,0 -8,0 20 4,0 -8,0 20 1-2 5 N ăm thứ 2 3 - 4 12, 0-24,0 60 12, 0-24,0 60 3-6 15 N ăm thứ 3 3 - 4 36, 0-72,0 18 0 36, 0-72,0 18 0 9- 18 45 Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 4 trở đi. Liều lượng phân bón cho điều trong thời kỳ kinh doanh Đạm Urê Lân nung ch ảy (VD) Kali Clorua N ăm S ố lần bón Kg /ha g/c ây Kg /ha g/c ây Kg /ha g/c ây 1 13 0-260 65 0 13 0-260 65 0 30- 60 15 0 N ăm thứ 4 2 90- 180 45 0 16 0-320 80 0 50- 100 25 0 Nă m th ứ 5 trở đi Mỗi năm tăng thêm 10 - 15 % lượng phân bón của năm thứ 4 Mật độ : 200-400 cây/ha 3.2. Thời kỳ bón phân, cách bón. Phương pháp bón phân cho điều ở thời kỳ KTCB: Ở giai đoạn này cây phát triển nhiều đợt lá trong năm, do đó cần bón phân làm nhiều đợt (3 - 4 đợt). Thời điểm bón cho mỗi đợt là vào lúc cây đã hoàn thành đợt lá trước và chuẩn bị phát triển đợt lá tiếp theo. Khi cây còn nhỏ (năm thứ nhất) xới đất thành 1 rãnh nhỏ xung quanh gốc cây, cách gốc 25 - 30 cm, rải đều phân rồi lấp đất lại. Từ năm thứ hai trở đi đào 1 rãnh nhỏ theo chu vi tán cây, rải đều phân trong rãnh và lấp đất lại. Nên bón phân lúc đất đủ ẩm để phân tan nhanh, cây hấp thụ được ngay.Phương pháp bón phân cho điều ở thời kỳ KTCB: Giai đoạn này cây chỉ phát triển 1 - 2 đợt lá mỗi năm, nên lượng phân bón cho điều cũng chia làm 2 đợt .Đợt 1: Bón vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6) và đợt 2: Bón vào gần cuối mùa mưa (tháng 9 - 10).Khi cây chưa giao tán thì đào rãnh sâu 15 - 20 cm theo chu vi tán, rải đều phân rồi lấp đất lại. Khi cây giao tán thì đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để bón. . thêm 10 - 15 % lượng phân bón của năm thứ 4 Mật độ : 200-400 cây/ ha 3.2. Thời kỳ bón phân, cách bón. Phương pháp bón phân cho điều ở thời kỳ KTCB: Ở giai đoạn này cây phát triển nhiều. nhanh, cây hấp thụ được ngay.Phương pháp bón phân cho điều ở thời kỳ KTCB: Giai đoạn này cây chỉ phát triển 1 - 2 đợt lá mỗi năm, nên lượng phân bón cho điều cũng chia làm 2 đợt .Đợt 1: Bón vào. hại. Hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của hạt, tăng năng suất và chất lượng điều. 3.1 Bón phân cho cây điềuPhân bón cho điều được chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh